
Bất kỳ ai trong chúng ta đều luôn gặp phải những vấn đề trong cuộc sống, dù bất kỳ ở khía cạnh nào đi chăng nữa. Với người hướng nội, họ thường gặp phải các vấn đề liên quan đến chuyện thích nghi hướng ngoại. Mặc dù trên blog của tôi đã không có ít các bài viết hướng dẫn kỹ năng, nhưng tôi biết đó chỉ là bề nổi. Còn lại, gốc rễ liên quan đến nội hàm, nội lực vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Khi bạn có nội lực yếu, bạn sẽ cảm thấy vô cùng chới với và không biết đâu là giá trị thực sự của bản thân. Các đầu sách phát triển bản thân ( self-help) thì rất nhiều, nhưng để phù hợp với giá trị hướng nội của bạn thì không dễ. Sau đây là 5 cuốn sách giúp người hướng nội đọc để hiểu thêm về thế giới nội tâm sâu bên trong và phần nào để bạn cảm thấy rằng, khi nội lực bạn đủ vững vàng thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn hơn.
1 . Mật mã tâm linh
Mỗi một từ trong cuốn sách này đều rất ướt át và còn hơi mặn. Tôi nói như thế, dường như nói chúng giống một món dưa muối vậy. Không phải như thế mà chỉ là chúng bị gió biển thổi qua, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương… gió biển nóng, gió biển mát, gió biển tàn nhẫn…
Khi tôi đi tàu “Hòa Bình” ở cảng Hoành Tân, Nhật Bản, bắt đầu chuyến du lịch 360 độ vòng quanh thế giới trong hơn 100 ngày, ngoài việc mang theo một số quần áo đơn giản, vật phẩm quan trọng nhất chính là bản thảo cuốn sách này để trong máy tính xách tay. Lúc đó, chúng vẫn chỉ là những câu văn tùy hứng, giống như những chiếc lông vũ lộn xộn.
Trong những ngày không có sóng gió, mỗi sáng sớm, leo lên boong tàu, tôi bắt đầu công việc viết lách trong tiếng kêu sớm của những chú hải âu, mặt biển giống như tấm lụa được nhuộm màu xanh ngọc với những đường vân ngang màu nâu, trơn bóng, mềm mượt. ở một góc đặc biệt nào đó đột nhiên lại lóe lên ánh sáng của những vì sao, làm lóa đôi mắt bạn một lúc.
Trên mặt biển phẳng lặng như gương này thỉnh thoảng lại dội lên từng đợt sóng, nhìn một lúc là cay xè mắt, khi vừa thôi không nhìn nữa lại thấy một cột nước vọt lên, hóa ra dưới nước có cá voi. Hôm nay, khi tôi sửa cuốn sách này một lần nữa tôi lại nhớ lại mỗi khoảnh khắc viết từng câu từng chữ, nhìn thấy chiếc sống lưng của cá heo nhô lên mặt nước và mùi tanh nhẹ bốc lên khắp nơi. Sửa hay không sửa. Sau khi suy nghĩ một hồi tôi quyết định giữ lại nguyên trạng, cá heo đã đọc và đồng ý rồi.
Đại dương sâu thẳm nhưng cảnh vật lại rất đơn điệu. Trời xanh biển trắng, cảnh đêm đầy sao, sông Ngân Hà chật chội đến mức không có gió. Tất cả cảm quan đều tê liệt. Sức tưởng tượng đã thoát ly tất cả, giống như những đám mây bay khi Bàn Cổ (một vị thần trong truyền thuyết Trung Quốc) tạo nên trời đất. Sáng tối thay nhau, đông qua hè tới, thường chẳng còn nhớ gì cả, không biết tại sao nữa.
Tôi nhìn mỗi bông hoa sóng, tôi muốn nhớ lại hình dáng của chúng, tôi tin diện mạo của chúng sẽ không giống nhau. Giống như mỗi một sinh mệnh bình thường của chúng ta. Tất cả mọi sự khác biệt đều tập trung ở tâm linh. Chúng thuộc về mặt biển sâu không thể đo lường được, thuộc về tiềm thức khó mà đoán được, thuộc về di truyền từ thời cổ xưa rất mông lung, thuộc về trạng thái thôi miên bán tập trung.
Mỗi lần như thế trong lòng lại có cảm giác nhói đau. Làm thế nào để bước qua cuộc đời này và quá khứ. Làm thế nào để sống và tiếp tục hưởng thụ niềm vui, ý nghĩa.
Viết văn giữa đại dương, mỗi một bước theo bên cạnh đều không biết đại dương sẽ nổi sóng như thế nào.
Có lúc nhìn sóng giống như những viên bạc vỡ vụn trong lòng, lại muốn nhảy rangoài lan can giống như một mũi tên, tất cả suy nghĩ đều không còn quan trọng nữa.
Suy nghĩ về cái chết chẳng có gì là hoang đường cả, mà ngược lại nó khiến cho những khoảnh khắc chúng ta sống càng thêm tươi mới và có ý nghĩa hơn.
Sau khi du lịch một vòng thế giới và trở về thành phố, cảnh tượng lại trở nênthật xa lạ đối với tôi. Những người xung quanh giống nhau như đúc. Chúng ta cùng xem một bộ phim giống nhau, cùng dùng chung một mạng giao lưu giống nhau, đánh răng dùng kem đánh răng trắng bóng. Trong máy giặt đều để đầy bột giặt, nhét vào bụng đều là bánh bao cứng ngắc, uống đều là sữa có hàm lượng các chất không rõ nguồn gốc, ăn đều là rau bị ô nhiễm.
Cuốn sách này là tiếng nói của một mình tôi, nó kể lại và giải thích trạng thái sinh tồn của cuộc sống hiện nay, tìm hiểu và đo lường thế giới nội tâm của con người. Những gì sai, đều là của tôi. Những gì đúng, đều là của bạn. Bởi vì ngoài bạn ra chẳng còn ai khác có thể bước vào thung lũng tư duy của bạn được, tất cả những tiếng gọi đều cách biệt với thế giới bên ngoài. Mỗi chữ trong cuốn sách giống như từng chiếc đinh mũ, ghim vào trên giấy, giấy liền biến thành hàng chim nhạn len lỏi trong tâm hồn bạn. Bao nhiêu đêm, đối mặt với nước biển xanh cuộn sóng, tôi suy nghĩ và quyết định, tôi sẽ nói tất cả những suy nghĩ của tôi cho
những người mà tôi tin tưởng, để chống lại mọi sự cô đơn.
Tôi hy vọng con người có thể sống yên lành, hưởng thụ niềm hạnh phúc nhỏ nhoi nhưng vĩnh hằng. Vô số niềm hạnh phúc nhỏ nhoi được tích lũy dần, giống như từng giọt nước ngậm từng giọt muối tạo thành biển xanh bao la.
Tôi nhớ có người nói, những tác phẩm có thể cảm động bản thân mới là tác phẩm hay. Tôi cảm thấy người nói câu này chắc là tự khen mình đây. Cảm động bản thân mình thì không khó, cảm động người khác mới khó. Tuy nhiên, khó nhất là biến sự cảm động thành những hạt bụi trong không gian nhẹ nhàng bay về phía trước. Mỗi người chúng ta tồn tại đều đặc biệt, lại đều có những vết thương trong lòng, chúng ta cần phải tìm cho bản thân điểm an toàn để đứng lại, từ đó sống một cuộc sống an nhàn không lo lắng, không vội vã, bận rộn.
Cuốn sách này tên gọi là Mật mã tâm linh, thực ra tâm linh vốn không có mật mã, cũng có thể nói mật mã nơi đâu cũng có. Nếu bạn không hiểu bản thân mình thì bạn chẳng có cách nào hiểu được hành động của chính mình, bạn sẽ trở thành một người ngay cả bản thân mình cũng mơ hồ, hỗn loạn. Nếu bạn hiểu bản thân bạn, thì tất cả các mật mã đều biến thành những bài văn thơ của bạn. Lông vũ sẽ dệt thành chiếc áo dài chống lạnh, hy vọng có thể mang lại chút hơi ấm cho bạn.
2 . 7 trò chơi tâm linh
Cuốn sách của bác sĩ, nhà văn Tất Thục Mẫn – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Bắc Kinh không phải là một sự thách đố hay khai thác điều thần bí. “7 trò chơi tâm linh” (NXB Thời Đại và Quảng Văn Books ấn hành) được coi là một cuốn sách kỹ năng sống dưới cái nhìn thú vị của một bác sĩ nội khoa, nhà tâm lý Trung Quốc.
Gần đây, mảng sách về kỹ năng sống phát triển mạnh ở Việt Nam, song phần lớn mua bản quyền từ các nước phương Tây. Những quan điểm sống tiến bộ cùng không khí văn hoá mới mẻ đã khiến nhiều tên sách có chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Tuy nhiên, tư tưởng và triết học phương Đông lại đang là tâm điểm chú ý của các nhà nghiên cứu phương Tây. Giới làm sách cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này, trong đó “7 trò chơi tâm linh” là một ví dụ.
Tác phẩm được Tất Thục Mẫn chia sẻ trong Lời nói đầu: ” Đối với tâm hồn, trước tiên cũng cần phải hiểu được “tình trạng” của nó rồi mới có thể “kê thuốc” cho phù hợp. Nhưng làm thế nào để biết được tâm hồn mình khoẻ mạnh hay không? Cuốn sách sưu tập những trò chơi tâm lý đơn giản, rất có thể sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp”. Tất Thục Mẫn là nhà văn được ghi nhận ở Trung Quốc với những giải thưởng văn học uy tín như Giải thưởng Văn học Bắc Kinh, Văn học Ngũ Hoa. Bà còn có một giải thưởng vinh dự cho tiểu thuyết mang tên “Cái chết đã được dự báo” được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu của “tiểu thuyết thể nghiệm mới”.
Vốn sống, trải nghiệm của một bác sĩ quân y, một nhà tâm lý từng tới nhiều nơi trên thế giới như cao nguyên Tây Tạng, rừng nhiệt đới Amazon, Bắc Cực… được coi là yếu tố làm nên dấu ấn riêng trong tác phẩm của Tất Thục Mẫn. “7 trò chơi tâm linh” cũng vậy: “Khi tôi đi tàu Hoà Bình ở cảng Hoành Tân, Nhật Bản bắt đầu chuyến du lịch vòng quanh thế giới trong hơn 100 ngày, ngoài việc mang theo một vật dụng đơn giản, thì thứ quan trọng nhất chính là bản thảo cuốn sách này (…), mỗi từ trong cuốn sách đều còn hơi mặn của biển” – bà viết.
Những trò chơi mà Tất Thục Mẫn chia sẻ trong “7 trò chơi tâm linh” gồm “Năm điều quý giá trong cuộc sống của tôi”, “Ai là người quan trọng trong cuộc sống của bạn”, “Tôi là người thế nào”, “Hệ thống giúp đỡ của bạn”, “Chọn lại cha mẹ bạn”, “Viết mộ chí của bạn” và “Đường sinh mệnh”.
Đọc “7 trò chơi tâm linh” giống như đang đồng hành cùng nữ nhà văn và điều đáng nói nhất như bà thành thật viết là “Cuốn sách này là tiếng nói của một mình tôi (…), những gì sai đều là của tôi. Những gì đúng, đều là của bạn. Bởi vì ngoài bạn ra, chẳng còn ai khác có thể bước vào thung lũng tư duy của bạn được. Mỗi con người chúng ta tồn tại đều đặc biệt, lại đều có những vết thương trong lòng, ta cần tìm cho bản thân điểm an toàn để đứng lại, sống một cuộc sống không vội vã…”.
3. Con đường chẳng mấy ai đi
Scott Peck,tác giả các tập sách “Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi I & II” và “Bước Tiếp Trên Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi”, vốn là một đệ tử của thiền môn Phật giáo. Sau 20 năm ngụp lặn trong phép thiền nhà Phật, Scott Peck đã chọn Kitô Giáo và trở thành môn đệ Đức Kitô.
Một trong những lý do khiến Scott Peck quyết định gia nhập Kitô Giáo, đó là cáiÝ Thức Về Tội. Ông viết: “Điều kiện cốt tủy đệ nhất để làm thành viên trong Giáo Hội Kitô Giáo đích thực, đó làBạn Phải Là Một Tội Nhân. Vâng, nếu bạn không nghĩ bạn là một tội nhân, thì bạn không phải là một ứng viên gia nhập Giáo Hội” (x. Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi, tr. 203).
Bạn ạ, nhiều người hôm nay xem ra đã mất khả năng sợ tội. Họ có thể bất chấp đạo lý, bất chấp tình người để thẳng tay chà đạp, chụp mũ, vu khống, bôi nhọ, mạ lị… anh em đồng bào mình. Một xã hội không biết sợ tội, là một xã hội có thể dám làm bất cứ chuyện gì.
Hỡi những ai đang nắm giữ vai trò cầm cân nẩy mực, hãy biết lắng nghe nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Hãy can đảm sống theo lẽ phải và hãy biết ghê sợ tội lỗi của mình!
Trích dẫn :
Phần lớn các ý tưởng trình bày ở đây được hình thành từ công việc điều trị hằng ngày của tôi với các bệnh nhân trong khi họ gắng sức để tránh hoặc để tìm sự trưởng thành nhiều hơn. Bởi đó, quyển sách này chứa đựng rất nhiều câu chuyện thực của những con người thực. Tín nhiệm là điều tối cần cho việc thực hành tâm lý trị liệu, vì thế tất cả các trường hợp mô tả ở đây đều được đổi tên và đổi các tình tiết sao cho có thể vừa bảo đảm được tính cẩn mật cho các bệnh nhân của tôi vừa đồng thời không bóp méo những điều căn bản trong kinh nghiệm của chúng ta với nhau.
Cũng vì lý do giản tiện tôi đành phải theo thói quen lâu đời để sử dụng từ ngữ giống đực[1] cho Thiên Chúa – chứ không phải vì một quan niệm cứng nhắc nào về giống loại.
Trong tư cách là một nhà tâm lý trị liệu, tôi cảm thấy cần nêu rõ ngay từ đầu rằng có hai giả định hàm chứa trong quyển sách này. Một là, tôi không phân biệt tâm thần với tâm linh, và do đó không hề có sự phân biệt giữa quá trình trưởng thành tâm linh với quá trình trưởng thành tâm thần. Hai đàng chỉ là một. Giả định thứ hai là quá trình trưởng thành ấy bao giờ cũng phức tạp, cam go và kéo dài suốt cuộc sống. Nếu vai trò của tâm lý trị liệu là thúc đẩy và hỗ trợ cho tiến trình trưởng thành tâm thần và tâm linh thì chắc chắn nó không thể là một phương pháp nhanh chóng và giản dị được. Tôi không thuộc một trường phái tâm thần học hay tâm lý trị liệu riêng biệt nào. Tôi không thuộc trường phái của Freud hay Jung hay Adler, cũng không phải thuộc trường phái phân tích cung cách ứng xử. Tôi không tin có bất cứ câu trả lời duy nhất và dễ dàng nào. Tôi cho rằng những hình thức tâm lý trị liệu giản lược có thể hữu ích và ta không nên bác bỏ – nhưng rõ ràng là chúng chỉ đem lại những kết quả phiên phiến mà thôi.
Trưởng thành tâm linh là một cuộc hành trình lâu dài. Tôi ghi ơn các bệnh nhân đã cho tôi được hân hạnh đồng hành với họ trong phần lớn hành trình của họ. Kỳ thực hành trình của họ cũng chính là hành trình của tôi, và rất nhiều điều được trình bày ở đây chính là những điều mà chúng tôi đã cùng nhau học hỏi được. Tôi cũng tri ân các giáo sư và các đồng nghiệp của tôi. Đặc biệt nhất trong số này là Lily, vợ tôi. Trong tư cách là một người bạn đời, một nhà tâm lý trị liệu, vợ tôi đã đóng góp nhiều đến nỗi tôi khó có thể phân biệt được đâu là phần của vợ mình và đâu là phần của mình.
4. Làm chủ giọng nói trong đầu bạn
Trong vai trò một nhà đào tạo, giảng viên, huấn luyện viên và chủ doanh nghiệp, Blair Singer đã có dịp làm việc với hàng trăm nghìn người, giúp đỡ họ đạt được những mức thu nhập cao hơn, có được sự toại nguyện, hiệu quả hoạt động và tăng trưởng. Điều đó cũng được thực hiện với hàng nghìn doanh nghiệp trên khắp thế giới chỉ bằng một thứ vũ khí bí mật. Đó chính là sự hiểu biết và ứng dụng Làm chủ giọng nói trong đầu – tên cuốn sách mà bạn sắp khám phá. Đó là điều sẽ thúc đẩy hay ngăn chặn những ước mơ của bạn.
Cuốn sách này bao gồm 2 phần.
Phần đầu sẽ tiết lộ cho bạn giọng nói trong đầu bạn thực sự là gì và cách thức kiểm soát nó để có được một cuộc sống tuyệt vời.
Phần 2 gồm 21 kỹ thuật thực tế mà bạn có thể áp dụng trong khoảng thời gian 30 giây hoặc ít hơn để thay đổi quan điểm của mình, kiểm soát cảm xúc của mình hoặc đơn giản là kiểm soát giọng nói đang tranh giành sự kiểm soát chính con người bạn.
Nếu bạn thích, cứ việc đọc phần 2 trước. Theo cách thức nào bạn cũng sẽ ngay lập tức nhận ra những suy nghĩ, hành động và thay đổi tích cực.
5. Bức thư tay hạnh phúc
‘Cùng một sự việc, một tình huống, với những ánh nhìn khác nhau, sẽ nhìn thấy những cảnh tượng khác nhau. Đó là do cách nghĩ khác nhau của mỗi người. Quả thật, trong cuộc sống, những thanh niên như vậy không hiếm, họ nhìn nhận vấn đề luôn bắt đầu từ mặt xấu, có khi chỉ vì một sai lầm nho nhỏ đã tự phủ định bản thân mình, hoặc khi gặp một vấn đề nhỏ cỏn con, là đã nghĩ đến mặt tồi tệ của nó. Nếu xem đời người như một chuyến du lịch dài, thì những gì gặp trong hành trình, chẳng đáng để bận tâm đến…’
(Trích Tại sao ví tuổi trẻ như cơm ăn?)