
8 điều khó nói mà chỉ có các bậc làm cha mẹ người hướng nội mới hiểu
Cho dù bạn có phải là bậc làm cha mẹ hay không, nếu bạn tự biết rằng mình là một người hướng nội, bạn có thể gặp người hướng ngoại, những người sẽ nói với bạn rằng bạn không phải là người hướng nội. Họ nói với bạn rằng những gì bạn đang trải qua cũng giống như người khác mà thôi. Họ thực sự không hiểu được. Xin lỗi những người hướng ngoại, nhưng không phải như thế. Đành rằng không có ai là 100% hướng nội hoặc hướng ngoại cả, đó chỉ là góc độ nào đó. Tất cả chúng ta đều có những đặc điểm của cả hai kiểu tính cách này ở trong những thời điểm khác nhau, nhưng hầu hết chúng ta sẽ thiên về một trong hai nửa tính cách hướng nội hoặc hướng ngoại ấy.
Một trong những điểm khác biệt chính là những người hướng nội có được năng lượng của họ khi ở một mình, và người hướng ngoại sẽ tiếp nhận năng lượng từ những người xung quanh. Điều đó không có nghĩa là những người hướng nội không bao giờ hứng thú giao tiếp, tiếp xúc với người khác, hoặc người hướng ngoại không bao giờ muốn ở một mình, mà thực chất đó chỉ hoàn cảnh để tự chúng tôi nạp lại nguồn năng lượng. Nói nôm na, người hướng nội có vẻ như cảm thấy không được thoải mái và hơi e dè trong các tình huống giao tiếp xã hội hơn người hướng ngoại.
Khi chúng ta hiểu sự khác biệt này, rõ ràng là có những cuộc rào cản nhất định sẽ được làm rõ ràng hơn dành cho các bậc cha mẹ hướng nội.
1. Chúng tôi không còn thời gian tận hưởng một mình
Trước khi có con, chúng tôi thường có thời gian để tận hưởng sự yên ắng chỉ có một mình. Nhưng khi đứa trẻ ra đời, khoảng không gian ấy đã không còn và mọi thứ có vẻ khó khăn đôi chút. Nó không hề liên quan đến sự yêu thương gì cả. Chúng tôi rất yêu con hơn những gì chúng tôi nghĩ. Chỉ là, chúng tôi là người hướng nội, và khi mệt mỏi thì luôn cần thời gian nạp lại năng lượng bằng cách ở một mình. Lúc này mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn so với trước đây và cần thời gian để sắp xếp lại mọi thứ. Có đôi lúc chúng tôi cảm thấy hơi tội lỗi vì cho rằng mình đang quá ích kỷ và thèm muốn nó.
2. Chúng tôi cũng khá e dè ở những bậc phụ huynh khác
Chúng tôi nhìn thấy họ tập trung xung quanh cổng trường, hoặc tại các hoạt động vui chơi giải trí hay những lần đưa đón con trẻ. Họ trò chuyện vui vẻ cùng nhau, nhưng không hiểu vì sao nó lại khiến cho chúng tôi cảm thấy lo lắng. Chúng tôi cũng rất muốn tham gia, nhưng chúng tôi lại không biết làm thế nào.
Ảnh : Education Week
3. Chúng tôi phải hòa mình vào thế giới bên ngoài
Trước khi trở thành cha mẹ, chúng tôi hay lảng tránh những bữa tiệc, hoặc tham gia vào nhiều sự kiện xã hội, nhưng một khi các các con đến đó, chúng tôi cũng phải đi cùng con trẻ. Chúng tôi rất vui bởi vì chúng tôi thấy các con của mình chơi đùa ở đó. Chúng ta biết rằng xã hội hóa là một phần rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ, nhưng điều này không ngăn cản được cảm giác chúng tôi phải trải qua những lo lắng khi diễn ra các sự kiện đó.
4. Chúng tôi lo lắng rằng con trẻ của mình sẽ bị “bỏ quên” các lời mời
Điều này có vẻ đúng khi đứa trẻ ngày càng lớn lên. Nhưng khi trẻ đang còn nhỏ, chủ yếu là cha mẹ sẽ quyết định ai sẽ được đi chơi và dự tiệc. Có thể hiểu rằng những lời mời đầu tiên thường đến với các đứa trẻ hay tương tác với cha mẹ của chúng. Vì vậy, chúng tôi lo lắng rằng việc thiếu khả năng tích cực tham gia với các bậc cha mẹ khác sẽ có nghĩa là con của chúng tôi sẽ bị “lãng quên”.
5. Chúng tôi hay bị hiểu lầm
Mọi người nhầm lẫn về sự lúng túng và thiếu sự tham gia của chúng tôi và họ cho rằng đó là sự xa cách. Họ nghĩ rằng chúng tôi đang chưa tôn trọng họ. Điều này rõ ràng cũng có thể hiện diện cho những người hướng nội mà mà chưa phải là bậc làm cha mẹ nữa, nhưng bằng cách nào đó mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn khi chúng tôi là cha mẹ – đặc biệt nếu con chúng tôi tương tác với các trẻ khác và chúng tôi không thực sự làm như vậy với các bậc phụ huynh khác. Nó có thể tạo ra cảm giác rằng chúng tôi không vui vẻ gì nếu con của chúng tôi đang tương tác với những đứa trẻ khác. Đôi khi chúng tôi cố gắng chỉ cười rất nhiều, hy vọng rằng sẽ cho ra một tín hiệu rằng chúng tôi là thân thiện, nhưng một nụ cười bắt buộc khó chịu chỉ làm cho nó tồi tệ hơn.
6. Chúng tôi cảm thấy lo lắng nếu một trong số những đứa trẻ của chúng tôi sống hướng nội
Cho dù hướng nội là di truyền học, là được tiếp nhận, hay ngẫu nhiên, chúng tôi lo lắng rằng có thể phải chịu trách nhiệm về tính hướng nội của con mình, biết những cuộc đấu tranh mà chúng sẽ phải đối mặt giải quyết.
7. Chúng tôi cảm thấy lo lắng nếu một trong số những đứa trẻ của chúng tôi sống hướng ngoại
Vâng, cũng sẽ có cảm giác ở đây. Trong khi chúng tôi rất vui mừng khi đứa con rất tự tin và dễ gần, chúng tôi cảm thấy có lỗi nếu chúng tôi không thể trở thành mẫu người có tính cách mà chúng hằng mong muốn. Trẻ muốn chúng ta trở nên mở rộng vòng tròn xã hội nhiều hơn, dễ gần, thân thiện và quyết đoán hơn. Trẻ cũng có thể cảm thấy nản lòng với những cách thức sống hướng nội của chúng tôi trước đây.
Ảnh : Quiet Revolution
8. Chúng tôi thấy rằng những người lạ nói chuyện với chúng tôi nhiều hơn
Từ lúc chúng tôi đang sắp sửa ăn mừng đứa trẻ chào đời, chúng tôi dường như cởi mở hơn với mọi người và tất cả họ cũng dễ dàng nói chuyện với chúng tôi hơn. Một cuộc trao đổi thân thiện ngắn với người lạ có thể tạo ra cảm giác an toàn (ngay cả đối với người hướng nội), nhưng việc nấu nướng, tiệc tùng ngoài trời hay cuộc trò chuyện nấu cháo hàng giờ có thể không được thoải mái lắm với người hướng nội.
Nếu bạn là một phụ huynh hướng nội, bạn có thể nhận ra những điều này không? Ít nhất hãy thoải mái khi biết rằng bạn không cô đơn. Thay vì nhìn ghen tị với những phụ huynh hướng ngoại năng động, hãy nhìn xung quanh và tìm kiếm những người như mình. Có vậy, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.