
Tôi đang đứng trước hàng trăm người. Đầu gối của tôi đang run rẩy và cơ thể tôi được “chìm đắm” trong ánh đèn sân khấu. Tôi đến đây bằng cách nào?
Tôi là một người hướng nội. Nói chuyện trước mọi người với tôi, nó không hề đến với tôi theo cách tự nhiên. Nó khiến tôi lo lắng và thậm chí bị bệnh nữa. Tuy nhiên, một lần nữa tôi lại đến đây để có thể nói chuyện trước hàng trăm người.
Tại sao tôi tự làm điều này?
Tôi có một số điều hơi khó nói khi đề cập đến public speaking ( diễn giả công chúng). Chỉ nghĩ đến việc nói chuyện với một căn phòng đầy những người xa lạ đã cho tôi cảm thấy vô cùng lo lắng. Tôi thường bị đánh giá là một người ít nói và nhút nhát. Khi còn học cấp 3, tôi đã được bình chọn là “học sinh ít nói nhất”. Trớ trêu thay, tôi cũng được bình chọn là người “có khả năng trở thành một diễn giả truyền cảm nhất.”
Ảnh : Internet
Bạn thấy đấy, mặc dù tôi ghét phải nói trước đám đông, nhưng thực sự tôi nhận thấy mình có những năng khiếu với nó. Điều này tạo ra sự bất ngờ cho nhiều người vì mọi người nghĩ bản tính hướng nội của tôi khó lòng làm được điều đó. Ở trường, thầy giáo rất ngạc nhiên vì khả năng đó của tôi mà thầy hay thường gọi cho bố mẹ tôi và nói, “Anh/chị có biết con gái mình là một người có khả năng sẽ thành diễn giả hay không?”
“Vâng.”
“Nhưng con bé khá ít nói…”
“Ừ … cô bé chỉ thích lắng nghe và sẽ có cách làm riêng khi cô bé nói.”
Tình huống này xảy ra thường xuyên đến mức cha mẹ tôi bắt đầu thấy nó thật sự buồn cười. Mọi người vẫn còn ngạc nhiên bởi kỹ năng ấy của tôi. Bây giờ, bất cứ khi nào tôi trình bày, tôi cảm nhận được trong ánh mắt đầy trầm trồ của mọi người. Họ không mong chờ một người hướng nội có kỹ năng nói như một diễn giả thực thụ. Điều này thật kỳ lạ, vì một số nhà hùng biện vĩ đại nhất trong lịch sử, thực ra, họ là người hướng nội: ví dụ, Martin Luther King Jr, Churchill, Gandhi và Mẹ Theresa.
Nâng cao kỹ năng nói trước công chúng
Mọi người đưa ra các giả định về khả năng của tôi, đơn giản là vì tính cách hướng nội của tôi là điều rất rõ ràng. Tuy nhiên, có thể tự hình dung lại những gì người khác nhìn thấy tôi với vẻ bên ngoài là một nhiệm vụ khó khăn – và đó là những gì mà tôi hay làm mỗi khi tôi lên sân khấu.
Có điều không thể phủ nhận, không ai dám nói trở thành diễn giả là điều dễ dàng.
Hướng nội không, và hướng ngoại cũng không.
Tôi rất hồi hộp mỗi lần tôi nói. Thật không may, sự can đảm của tôi đã không biến mất với những lần kinh nghiệm đó. Thực ra, tôi càng ngày càng lo lắng hơn.
Nhưng, bạn biết không? Điều đó thậm chí không quan trọng.
Tôi không được công nhận là một diễn giả giỏi, không phải vì tôi tự tin, mạch lạc và có sức lôi cuốn. Tôi là một diễn giả nổi tiếng vì những điều ngược lại. Tôi lúng túng, dễ bị tổn thương, có sự đồng cảm, chân thực và mãnh liệt. Mọi người thường nói với tôi, “Bạn có vẻ rất lo lắng … nhưng bài phát biểu của bạn rất chân thực và súc tích.”
3 phương pháp để trở thành diễn giả giỏi
Khả năng nói trước công chúng của tôi là kết quả của sự chăm chỉ, của những lần đổ mồ hôi lạnh, của những lần cảm thấy buồn nôn và những lần bối rối. Suy nghĩ về được chìm trong ánh đèn sân khấu hay khiến tôi cảm thấy bồn chồn.
Ngày nay, tôi đã nhận ra rằng việc nói trước công chúng là không phải nhận xét về bản thân tôi. Đó không phải là “hãy nhìn vào tôi, nhìn tôi đi này” một cách nỗ lực. Nói trước công chúng là một dịch vụ đem đến cho khán giả đang ngồi bên dưới. Tư duy đơn giản này có thể giúp tôi giãn bớt đi sự căng thẳng do áp lực thần kinh. Bất cứ khi nào tôi nói, tôi tin rất sự nhiệt huyết trong thông điệp của mình rằng, cuối cùng tôi đã trở nên tự tin vì câu chuyện đó còn quan trọng hơn nhiều so với hệ thống thần kinh trong con người mình.
Sau đây là 3 phương pháp để có thể giúp bạn trở thành diễn giả.
1. Thực hành thường xuyên
Là một người hướng nội, tôi cần phải chuẩn bị kỹ càng trước khi lên sân khấu. Chuẩn bị nói trước công chúng đôi lúc thật căng thẳng. Tôi ghi nhớ tất cả các bài phát biểu của mình, ngay sau mỗi lần tôi hít thở, tôi hay dùng một số hư từ nói “um” và “uh”, nhằm giọng nói của mình được thêm sinh lực hoặc trở nên mạnh mẽ hơn.
Tôi thực hành nhiều đến mức nó xuất hiện trong tiềm thức, mặc dù nó là bất cứ thứ gì.
2. Nhận biết nỗi sợ hãi.
Khi bạn chuẩn bị nói, bạn có thể suy nghĩ những điều như thế này, “Nếu tôi làm trò hề cho chính mình? Nếu mọi người ghét tôi thì sao? ”.
Đừng nghĩ đến những sự tự vấn tiêu cực đó.
Tôi thường nói ra sự sợ hãi của mình. Tôi đã bắt đầu nhiều bài phát biểu với việc thừa nhận tôi lo lắng như thế nào, và điều đó vẫn ổn. Nó cho thấy rằng bạn chỉ là người bình thường, và về bản chất, khi bạn trở thành diễn giả thì đó là khoảnh khắc chia sẻ giữa con người với nhau mà thôi.
Có người đã khóc nhưng cũng có người mỉm cười sau bài phát biểu của tôi. Và không có gì rõ ràng hơn là bạn đã làm cho toàn bộ những người ngồi bên dưới cảm nhận được với tất cả trái tim và tâm trí của mình. Mặc dù nói trước công chúng không hợp với tính cách hướng nội của mình, nhưng nó đánh thức bản tính rất nhạy cảm của tôi. Tôi thu hút năng lượng của khán giả và để cho hai bên ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
3. Nghĩ về khán giả của mình
Khi làm diễn giả, mọi người thường khuyên bạn nên tưởng tượng rằng khán giả của bạn như thể đang không tồn tại. Đừng nghĩ đến khán giả của bạn như thế thế. Thay vào đó, hãy nhớ rằng khán giả ở bên cạnh bạn và họ muốn bạn thành công thôi. Khán giả đến đây không phải để đuổi bạn ra khỏi sân khấu đâu.
Một vài năm trước, tôi có 4 bài phát biểu trong một ngày. Một trong những bài phát biểu bằng tiếng Đức, và tôi thậm chí không nói tiếng Đức. Vào thời điểm đó, tầm nhìn của tôi bị hạn chế vì phẫu thuật mắt gần đây và không thể dựa vào ghi chú để đọc.
Ảnh : Shutterstock
Tôi đã dành nhiều thời gian để ghi nhớ tất cả 4 bài phát biểu đó. Tôi đã có 2 bài phát biểu đầu tiên khá tốt đẹp. Tiếp theo, tôi có bài phát biểu bằng tiếng Đức. Sau đó, trong bài phát biểu cuối cùng, tôi hầu như quên mất nội dung. Tôi thậm chí còn quên chủ đề mà tôi phải nói đến. Hàng trăm mắt nhìn chằm chằm vào mình khi tôi đứng trên sân khấu như một con cá vừa được vớt ra khỏi nước vậy.
Sau đó, một người đàn ông đứng dậy từ hàng ghế khán giả, ông đã tham gia cùng tôi trên sân khấu. Ông cầm lấy chiếc micro từ tay tôi, và bắt đầu một buổi hỏi đáp với tôi, về chủ đề mà tôi phải nói đến.
Người đàn ông này đã không đến để xem tôi thất bại, giống như phần còn lại của khán giả đã không đến để xem tôi thất bại.
Hãy nhớ rằng, khán giả của bạn muốn bạn thành công.
Vâng, tôi là một người hướng nội, nhưng tôi cũng là một diễn giả nổi tiếng. Tôi không thể che giấu nỗi sợ hãi hay sự căng thẳng của mình mỗi khi lên sân khấu. Thay vào đó, tôi sử dụng để giao tiếp với cảm xúc dâng trào và niềm đam mê.
Trong một vài tuần tới, tôi sẽ lại nói, trước một căn phòng đầy những người xa lạ.
Tôi biết đầu gối của tôi sẽ run rẩy.
Tay tôi sẽ run rẩy.
Giọng tôi sẽ run lên, nhưng tôi sẽ nói.
Vì khán giả của mình.