Hướng NộiXã Hội

Bạn thuộc kiểu người hướng nội nào ?

Không bao giờ hoặc rất hiếm khi nào có chuyện hai người hướng nội đứng cạnh nhau mà hoàn toàn giống nhau đến 100% được. Có thể điểm chung giữa họ đó là lắng nghe lẫn nhau hay quan sát tốt nhưng điểm khác biệt giữa họ có đôi chút dễ gây hiểu nhầm một trong hai bên là kiểu người hướng ngoại. Có người thì luôn cảm thấy không còn chút sức sống nào ở đám đông nhưng có người nhận thấy mình ở trong đám đông vẫn vui vẻ nhưng vui vẻ trong tĩnh lặng chứ không như mọi người xung quanh đang sôi động. Hay chẳng hạn có người thường thích một mình đọc sách để thư giãn lấy lại năng lượng cho mình nhưng có người lại chọn cách du lịch một mình ở những nơi yên tĩnh như một cách lấy lại năng lượng.

  • Hướng nội xã hội (Social Introvert): Kiểu người hướng nội xã hội là những cá nhân thích hoạt động ở trong những nhóm bạn thân hoặc số lượng đồng nghiệp của mình không nhiều cho lắm. Họ ở trong môi trường công sở hoặc nơi diễn ra các sự kiện xã hội thì họ vẫn tỏ ra rất tự tin chứ không phải là nhút nhát. Họ vẫn đi offline ở những sự kiện mà họ cực kỳ yêu thích, các sự kiện liên quan đến văn hóa, âm nhạc, ẩm thực…..vv…. thậm chí điều này còn khiến cho người khác có cảm giác người này không thể nào là người hướng nội. Tuy nhiên nếu cuối tuần bạn nhận được lời mời đi chơi xa hoặc tham dự một bữa tiệc nào đó thì có thể họ hay có xu hướng từ chối. Tất nhiên họ không phải sợ hoặc nhút nhát, đơn giản họ chỉ muốn ở một mình tận hưởng không gian yên tĩnh yêu thích của mình và những hoạt động khi đó đều rất nhẹ nhàng và chẳng hề tốn năng lượng của họ.

 

  • Hướng nội suy nghĩ (Thinking Introvert): Giống như cụm từ suy nghĩ. Suy nghĩ là hành động mà đa phần nếu ai đó được nhắc đến thì ắt hẳn đó sẽ là người hướng nội. Người hướng nội hay dành nhiều thời gian suy nghĩ để cân nhắc, suy xét mọi sự vật sự việc. Tuy nhiên, kiểu người này lại hay thường xuyên mơ mộng, đắm chìm trong thế giới tưởng tượng của mình và lắm lúc rất dễ bị “lạc trôi” trong thế giới ấy. Không giống như kiểu người hướng nội xã hội, kiểu người hướng nội suy nghĩ này có đôi chút gì đó thiếu thực tế hơn. Có thể họ không giao tiếp với xã hội nhiều, chỉ có vài người bạn nhưng nếu có ngày chủ nhật nghỉ ngơi, họ sẽ lại tiếp tục tưởng tượng thế giới riêng của mình có những ai, có những gì và cách thức tiếp cận ra sao. Điểm sáng nổi bật ở đây đó là sự sáng tạo thường xuyên túc trực trong bộ não của mình nhờ vào trí tưởng tượng phong phú kia.

 

  • Hướng nội lo lắng (Anxious Introvert): Trong khi người hướng nội xã hội tìm kiếm sự yên tĩnh vì họ thích các hoạt động nhẹ nhàng, tiêu tốn rất ít năng lượng thì người hướng nội lo lắng lại có xu hướng tránh các hoạt động giao tiếp xã hội xung quanh mình. Yếu tố này khiến họ có chút gì đó lo lắng và sợ bị tổn thương nếu ai đó nhìn họ hay để ý từng hành động của họ khá lâu. Đa phần nguyên nhân dẫn đến thường là do họ rất tự ti trong kỹ năng giao tiếp của bản thân. Ngược lại, khi ở một mình thì sự lo lắng đó chưa chắc đã được giảm bớt đi vì kiểu người hướng nội lo lắng này được xếp vào kiểu người thường xuyên trầm tư. Một vấn đề thường xuyên lặp đi lặp lại trong bộ não và quá nhiều dẫn đến họ dễ bị ám ảnh nếu không kịp thời được “xả” ra bên ngoài. Sự vẩn vơ trong từng câu chữ ở bộ não lắm lúc khiến họ bị khổ tâm. Thậm chí một ký ức đã trôi qua rất lâu nhưng khi nhắc lại thì họ vẫn còn cảm thấy bồn chồn, day dứt không yên.

 

  • Hướng nội chậm rãi (Restrained Introvert): Khác biệt hoàn toàn với người hướng nội xã hội ưa thích hoạt động nhóm nhỏ, hướng nội suy nghĩ thích chìm đắm trong thế giới tưởng tượng và hướng nội lo lắng hay trầm ngâm thì kiểu người hướng nội này lại được miêu tả trong cụm từ “chậm rãi, từ từ”. Người hướng nội chậm rãi hay nghĩ nhiều trước khi nói, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động. Họ hay tự kiềm chế mọi lời nói hoặc cử chỉ của mình làm người khác bị tổn thương hoặc tự đẩy bản thân mình vào thế khó xử. Để tự giúp mình thêm tự tin và thật thư giãn, họ thường “giảm tốc độ” bằng câu châm ngôn có tính cách tương tự “Sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn” chứ hiếm khi nào tìm kiếm lại sự thanh thản trong tâm hồn bằng cách “hướng nội” thật sự. Bề ngoài của những cá nhân này hay bị đánh giá có chút gì đó chậm chạp và thiếu sức sống.

 

Tất nhiên không thể nào một người hướng nội sẽ hoàn toàn có tính cách một trong 4 đặc điểm vừa nói ở trên. Có thể xem như một người nào đó sẽ thiên về một trong số đó nhiều hơn để hiểu rõ hơn mình cũng có sự khác biệt với những con người khác. Thay vì đó, họ có thể nói “Chính xác tôi là một người hướng nội, nhưng tôi lại là hướng nội suy nghĩ. Đám đông hay bữa tiệc không ảnh hưởng đến tôi nhiều cho lắm, mà là tôi thích dùng thời gian để suy nghĩ, tưởng tượng và tự phản chiếu bản thân mình trong đó lâu hơn người khác”.

Trắc nghiệm tính hướng nội của bạn thuộc dạng nào

Để có thể tự nhận biết bạn là ai trong số 4 đặc điểm tính cách vừa nêu và để tự xếp mình mình thuộc tính cách nào thì dưới đây là bảng trắc nghiệm nhanh để định hình mình chính xác hơn. Có 5 mức độ từ 1 (không biết rõ, không chắc chắn hoặc chả đúng gì cả); 2 (không định hình được); 3 (trung bình); 4 (chính xác tương đối) và số 5 (rất chính xác, tỉ lệ % cao, hoàn toàn đồng ý)

Hướng nội xã hội

  1. Tôi thích tổ chức hoặc tham dự những bữa tiệc nhỏ chỉ với vài ba người hoặc người bạn rất thân của mình hơn là những bữa tiệc có quy mô lớn.
  2. Tôi hay tự tạo ra một ngày cho mình bao gồm những gì mà luôn có thời gian cho bản thân.
  3. Kỳ nghỉ lý tưởng của tôi có rất nhiều thời gian để tự bản thân luôn được thư giãn.
  4. Sau khi đã trải qua thời gian vui chơi cùng mọi người trong nhóm người có số lượng khá nhiều, tôi thường lặng lẽ rút lui.
  5. Tôi thích làm việc một mình.
  6. Người khác hay hiểu nhầm tôi vì họ luôn cho rằng tôi nói quá ít và không tự giới thiệu bản thân.
  7. Tôi thường cảm thấy mệt mỏi sau các tình huống giao tiếp xã hội, thậm chí kể cả tôi đang tự thư giãn một mình.

Hướng nội suy nghĩ

  1. Tôi thích việc tự phân tích mọi ý nghĩ và các ý tưởng của mình trong đầu của mình theo từng lát cắt nhỏ, từng chi tiết nhỏ.
  2. Nội tâm của bản thân tôi rất phong phú nhưng cũng rất phức tạp.
  3. Tôi thường xuyên suy nghĩ rằng tôi là ai.
  4. Khi đang xem một bộ phim hấp dẫn hay đọc một trang sách hay, tôi thường tưởng tượng rằng các sự kiện có xảy ra thật ngoài đời với mình sẽ như thế nào nhỉ?.
  5. Tôi thường lắng nghe tiếng nói từ trong bản thân mình.
  6. Thỉnh thoảng, tôi thường cho phép mình lùi lại một chút so với ý nghĩ để xem khoảng cách giữa mình và bản thân khoảng bao xa.
  7. Tôi hay mơ mộng rằng mọi sự kiện sẽ xảy ra với mình.

Hướng nội lo lắng

  1. Khi bước vào một căn phòng nói riêng hoặc một không gian nào đó nói chung, tôi tự ý thức được và cảm nhận được rằng dường như mọi con mắt đang chằm chằm nhìn và để ý tôi từng chút một.
  2. Tôi ước gì có thể dừng mọi suy nghĩ về việc tập trung quá nhiều về “phân đoạn” cuộc đời diễn ra như thế nào.
  3. Hệ thần kinh của tôi đôi lúc làm việc không được mấy khi trơn tru hay sinh ra các cảm xúc tiêu cực nên lắm lúc cứ phải trấn an bản thân mình liên tục, đôi khi chưa chắc đã khá hơn.
  4. Tôi không cảm thấy tự tin về những kỹ năng giao tiếp xã hội cho lắm.
  5. Hay tức giận và thất vọng về chính bản thân mình nhưng cố gắng không lộ ra điều đó.
  6. Đôi khi cảm thấy phải mất chút vượt qua sự nhút nhát của mình trong các tình huống mới.
  7. Kể cả khi có bạn thân hay nhóm bạn đi chăng nữa, tôi vẫn cảm thấy cô độc và buồn tủi.

Hướng nội chậm rãi

  1. Có cảm nhận là nếu cứ thức dậy mỗi sớm mai, tôi thấy hơi lười một chút.
  2. Để thư giãn, tôi thích làm mọi thứ thật chậm rãi và luôn để mọi thứ trôi qua thật nhẹ nhàng.
  3. Tôi thường xuyên nói khá chậm rãi, suy nghĩ thật kỹ lưỡng những gì tôi sắp sửa trình bày.
  4. Bước ra khỏi vùng an toàn với tôi cứ như cực hình vậy. Tôi lười đến nỗi không muốn tìm kiếm những trải nghiệm hoặc cảm giác mới.
  5. Bận rộn chắc khiến tôi phát điên lên mất.
  6. Trước khi làm việc gì, tôi sẽ dành cả ngày hoặc mất rất nhiều thời gian để cân nhắc.
  7. Trước khi đưa ra quyết định, tôi hay dừng lại ở từng chi tiết và xem xét rất kỹ càng để đảm bảo rằng không hề có sai sót.

Kết quả : Điểm để tính và tự xếp mình vào kiểu tính cách sẽ đưa về bằng số học

Hướng nội xã hội: Thấp (nhỏ hơn hoặc bằng 17 điểm); trung bình 21 điểm ; cao (nhiều hơn hoặc bằng 25 điểm)

Hướng nội suy nghĩ: Thấp (nhỏ hơn hoặc bằng 18 điểm); trung bình 21 điểm, cao (nhiều hơn hoặc bằng 24 điểm)

Hướng nội lo lắng: Thấp (nhỏ hơn hoặc bằng 15 điểm);  trung bình 19 điểm; cao (nhiều hơn hoặc bằng 23 điểm)

Hướng nội chậm rãi : Thấp (nhỏ hơn hoặc bằng 15 điểm); trung bình 20 điểm; cao (nhiều hơn hoặc bằng 25 điểm).

Còn bạn, bạn thiên về hướng nội như thế nào ?

Loading

Huy Đức

Tư vấn giao tiếp, công việc, hướng nghiệp, công việc và mối quan hệ cho người hướng nội. Email: info@bloghuongnoi.com Phone 0977.201.561 Skype : shinwa0204

Related Articles

Trả lời

Back to top button