Trắc NghiệmCha Mẹ- Con CáiTình BạnTình YêuXã Hội

Bảng trắc nghiệm đánh giá định tính tỉ lệ thất bại cuộc đời qua những nhân tố

Mục tiêu của đánh giá bằng phương pháp tỉ lệ thất bại của những nhân tố là giúp bạn đánh giá tỉ lệ thất bại của họ dựa vào những mô tả chi tiết những nhân tố thất bại. Nó bổ sung bằng bảng 3 câu hỏi : Bảng câu hỏi do bản thân, do mối quan hệ và nghề nghiệp. Danh sách này được kèm theo để bạn tự đánh giá trực tiếp, sau khi hiểu rõ những nhân tố thất bại.

Bạn tự đánh giá bằng thang điểm đã được cung cấp dưới đây. Lưu ý bạn cần hết sức trung thực. Các đặc điểm đều có vẻ tiêu cực và sẽ khiến bạn đánh giá cảm tính. Vì thế bạn cần hết sức chuẩn bị tâm lý, bỏ qua khát khao mang tính xã hội để đánh giá bản thân như người khác đang đánh giá mình. Hãy thực hiện bài tập này một cách nghiêm túc như bạn đang tham dự kỳ thi.

Diễn giải mức độ

  • Luôn luôn đúng : Điều này cho thấy rằng tất cả những đặc điểm chủ yếu của nhân tố thất bại đều đúng với bạn
  • Hầu như đúng: Điều này cho thấy rằng hầu hết những đặc điểm chủ yếu của nhân tố thất bại đều đúng với bạn
  • Tương đối đúng : Điều này cho thấy rằng phân nửa những đặc điểm chủ yếu của nhân tố thất bại đều đúng với bạn
  • Hiếm khi đúng : Điều này cho thấy rằng chỉ một vài những đặc điểm chủ yếu của nhân tố thất bại đều đúng với bạn
  • Không đúng: Điều này cho thấy rằng không có đặc điểm chủ yếu nào của nhân tố thất bại đều đúng với bạn

Bảng trắc nghiệm đánh giá định tính tỉ lệ thất bại của những nhân tố được trích từ sách Đương đầu với thất bại, vững bước về tương lai của Srinivas R.Kandula.

1. 

Tự phụ : Thái độ không chừng mực, giả dối, cố chứng tỏ ra hình tương và phô trương một cách ứng xử gây ấn tượng với người khác, không tự nhiên. Đưa ra những ý kiến phức tạp, mâu thuẫn.

2. 

Tự khái quát : Thái độ phê bình/ bắt người khác phải theo ý mình/ có xu hướng khái quát hóa những trải nghiệm cá nhân

3. 

Khả năng tự chủ thấp : Tự làm giảm cái tôi, tự phê bình, tự ti, tự cho rằng mình kém may mắn

4. 

Lãng quên cái tôi : Không nhận ra sự đúng đắn hành vi của mình, bỏ qua niềm tin cá nhân, lựa chọn sở thích và khí chất

5. 

Biến mình thành vật hi sinh : Lạm dụng bản thân, tự gây ra tổn thương tinh thần & vật chất, loại bỏ bản thân, hành hạ mình bằng cách xa lánh những tiện nghi, gây phiền toái và ép buộc bản thân phải chịu đựng

6. 

Không kiểm soát được bản thân mình : Hay phản ứng, dễ bị khiêu khích, thiếu tự chủ, tin vào số phận sắp đặt

7. 

Qúa yêu bản thân : Quá yêu cái tôi, yêu bản thân điên cuồng, đánh giá quá cao giá trị bản thân, tin rằng hành vi của bản thân là lý tưởng

8. 

Thờ ơ với bản thân : Không quan trọng nhu cầu thể chất và tinh thần. Không để ý đến sự phát triển của bản thân, căng thẳng với bản thân, xa cách với cái tôi

9. 

Kiềm chế bản thân : Hủy hoại nhân cách. Phủ nhận cảm xúc, kìm nén nhu cầu cá nhân, thái độ tháo lui, kìm hãm sự phát triển, thái độ kìm nén

10. 

Kỳ vọng thấp bản thân : Thái độ thỏa hiệp, đánh giá thấp khả năng bản thân. Không nắm bắt cơ hội, cố tự mãn những gì mình làm

11. 

Luôn bất an : Không tập trung, thái độ thiếu kiên nhẫn, vội vã làm nhiều thứ, lo lắng, không hài lòng bản thân

12. 

Luôn hối tiếc : Luôn bới móc lỗi của mình trong quá khứ, hối tiếc về những gì đã quyết định. Không đồng ý với mọi quyết định của bản thân sau khi mọi việc đã rồi, đau buồn về quá khứ.

13. 

Kiên định nhận thức cá nhân : Có xu hướng hiểu mọi thứ theo ý muốn chứ không theo bản chất sự việc, tìm những sự kiện, bằng chứng ủng hộ thái độ của họ, tránh tìm hiểu những sự kiện, sự thật mâu thuẫn với niềm tin và ý kiến của bản thân.

14. 

Tính phụ thuộc : Luôn cần sự ủng hộ, hiểu biết và khuyến khích từ người khác, làm những việc mà người khác đánh giá cao, theo mốt và tin vào đám đông, luôn chờ đợi đề nghị từ người khác

15. 

Tự ngưỡng mộ bản thân : Luôn nói về thành đạt của bản thân, muốn người khác lắng nghe và hiểu mình, quá xem trọng bản thân, yêu những thành tựu và khoác lác về thành công của mình.

16. 

Luôn bất hòa với bản thân: Thường làm mọi thứ không quan tâm đến sở thích, giá trị, niềm tin, nguyên tắc của cá nhân. Không hạnh phúc trong cuộc sống, thái độ mâu thuẫn.

17. 

Bản thân không cân bằng : Không thể cân bằng công việc với đời sống cá nhân, ưu tiên không hợp lý, thói quen hàng ngày không thăng bằng.

18. 

Bản thân không linh hoạt : Thái độ cứng đầu, thái độ không thỏa hiệp, không thích ứng, thái độ không thay đổi và hay ngang bướng

19. 

Bản thân đau buồn : Luôn tìm tâm trạng buồn, loại bỏ sự thoải mái tâm lý theo hướng bi kịch, buồn khổ, đau buồn, tinh thần bất ổn

20. 

Cái tôi bị tổn thương: Thể chất thương tật ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm ký kém khiến người ta không thể làm những gì mình thích.

21. 

Bản thân thiếu sự đam mê : Thái độ không có tinh thần, không có nhiệt huyết làm việc, hành vi lãnh cảm, chán nản, thụ động. Thái độ khô khan, thầm lặng và thiếu sinh khí.

22. 

Bản thân tiêu cực : Phê bài cái tôi thái quá,. Thái độ bi quan, cho rằng tất cả lựa chọn là không thực tế, phản đối mọi người bằng những lời bình luận hoặc châm chọc. Thái độ xem nhẹ bản thân.

23. 

Mối quan hệ do tình cảm chưa trưởng thành : Cảm thấy khó thể hiện niềm vui , nỗi buồn, nụ cười, sự khen ngợi, Không sẵn sàng thể hiện tình yêu, sự giận dữ, chấp nhận, phản đối, lạnh lùng.

24. 

Mối quan hệ tha hóa: Có mối quan hệ phá hoại. Bị cám dỗ vun đắp những mối quan hệ không thống nhất. Không cống hiến, phát triển những mối quan hệ yếu mềm.

25. 

Mối quan hệ không công bằng : Xây dựng những mối quan hệ để đạt lợi ích, xem bản thân là trung tâm của mối quan hệ đó. Thái độ không rộng lượng.

26. 

Mối quan hệ sở hữu: Qúa bảo vệ những mối quan hệ, thể hiện thái độ của bạn. Luôn bảo vệ người yêu thương một cách thái quá. Ngăn cản sự phát triển của người được yêu thương bằng thái độ che chở mù quáng.

27. 

Mối quan hệ không tin tưởng: Nghi ngờ hành vi của người khác, càng thân thì càng nghi ngờ, có xu hướng nuôi dưỡng nghi ngờ người khác. Luôn cảnh giác, không để ý đến những gì người khác nói, không tin tưởng.

28. 

Mối quan hệ ngăn cản sự phát triển: Không cho phép người khác tự phát triển. Đối xử với con cái như trẻ con, không để ý đến tuổi tác của chúng, khiến người khác thiếu tự tin, chỉ dẫn tường tận mọi sự tiến bộ, nhỏ nhặt, giám sát chặt chẽ người khác

29. 

Mối quan hệ phi vật chất: Không thích sự lãng mạn, tình dục là yếu tố thứ yếu trong cuộc sống vợ chồng. không xem trọng sự hấp dẫn thể xác. Không sáng tạo để cho mình luôn quan tâm người khác, xinh đẹp, dễ ưa, hấp dẫn

30. 

Mối quan hệ thành kiến: Một chiều, ghét hoặc thích cực đoan, có xu hướng thành kiến, quan điểm, ý kiến khô khan, cứng nhắc, phiến diện

31. 

Mối quan hệ ghen tị: Ghen tị với người khác, ghen tị với thành công, tài sản, vẻ đẹp, thành quả của người khác, thái độ ủ rũ, không hài lòng khi người đó có vị trí tốt hơn.

32. 

Mối quan hệ ảo tưởng: Tưởng tượng ra mối quan hệ không tồn tại, sống trong thế giới ảo tưởng, xây dựng mối quan hệ trên sự mơ mộng hão huyền, ấn tượng sai lầm người khác.

33. 

Mối quan hệ chỉ trích: Thái độ hay đay nghiến. Luôn tìm lỗi và chỉ trích ở người khác một cách cay cú, mỉa mai, xem thường, chỉ trích quá đáng.

34. 

Mối quan hệ xâm phạm: Ngăn chặn, lấn lướt quyền riêng tư, chen sâu vào việc người khác, chen sâu vào việc của nhiều người khác.

35. 

Mối quan hệ loạn luân: Sa đà vào quan hệ tình dục với họ hàng mà chuyện quan hệ thể xác là hoàn toàn bị nghiêm cấm.

36. 

Mối quan hệ bốc đồng: Hành vi không nghĩ đến tình cảm, hành vi trực giác, tự phát. Thái độ bất can, tương tác vội vã, hấp tấp. Phản ứng tùy tiện

37. 

Mối quan hệ giả tạo : Hành vi giả dối, đeo mặt nạ cho bản chất, bóp méo sự thật, bắt chước hành vi nào đó để đạt lợi ích, ngụy trang cho bản chất của mình.

38. 

Mối quan hệ thua cuộc: Cố ghi điểm trên bạn bè, đồng nghiệp, họ hàng, cạnh tranh không lành mạnh, thái độ ganh đua, cho rằng mình là số 1

39. 

Mối quan hệ lúng túng: Trì hoãn quyết định, không tự tin giải quyết khó khăn, không thể đồng ý hay không đồng ý, thái độ lưỡng lự, để mọi việc tự tiến triển, kìm nén cảm xúc trong lòng

40. 

Mối quan hệ hiểu nhầm: Hiểu nhầm người khác có chủ đích, có động cơ, tìm mọi cơ hội để gây hiểu nhầm hợp logic, tạo ta sự hiểu nhầm như là công cụ trong mối quan hệ khắc nghiệt.

41. 

Mối quan hệ không công bằng: Lừa lọc chuyện nhỏ nhặt, lừa lọc bạn bè đồng nghiệp để hưởng lợi, cố đạt lợi ích trong mọi mối quan hệ tìm lợi lộc trong các mối quan hệ.

42. 

Mối quan hệ gia trưởng: Thái độ phân biệt đối xử, xem trong địa vĩ, tìm kiếm, chấp nhận quyền lực và uy quyền phong kiến, có xu hướng phân loại con người, thể hiện chuyên quyền và độc đoán.

43. 

Mối quan hệ không tình yêu: Mối quan hệ dựa trên trách nhiệm, máy móc, không thực sự quan tâm, thể hiện thái độ yêu thương vì nhu cầu của người kia, không thực sự cảm nhận, không nồng nhiệt trong mối quan hệ.

44. 

Mối quan hệ lãnh cảm: Muốn người khác thích ứng với sự thất thường và ham muốn đột ngột của mình, không chịu được thị hiếu, thói quen, ý kiến của người khác, khác sâu sự khác biệt giữa mình và người khác, xem nhẹ sự tương thích.

45. 

Không tập trung vào sự nghiệp: Phân tán sự cố gắng trong nhiều việc, đảm nhận nhiều nhiệm vụ cùng lúc, nhiều tham vọng nhưng hiệu quả trung bình hoặc kém nỗ lực, hành vi thiếu mục đích hoặc làm việc nhiều mà không định hướng

46. 

Trì trệ trong công việc : Thái độ học hành không năng động, bị động, trì trệ trong sự nghiệp, giảm tốc độ cạnh tranh, không cập nhật cho bản thân, không thích công việc hiện tại

47. 

Quan tâm đến công việc: Thể hiện sự thông cảm, quan tâm về những thứ tiến triển không tốt nhưng lại không cố gắng sửa chữa, thỏa hiệp với bối cảnh hiện tại dẫu không hài lòng

48. 

Ám ảnh công việc: Thăng tiến theo cấp cao dần, phát triển sự nghiệp hình thức  là mục đích duy nhất, sẵn sàng làm mọi thứ để đạt vị trí cao hơn, bỏ đi cái tôi trong vị trí và sự nghiệp

49. 

Nghề nghiệp bay bổng: Rất sẵn sàng bắt đầu làm việc, kiếm sống nhưng không thể kìm lòng chiều theo nhu cầu, thỏa hiệp với mục tiêu dễ đạt

50. 

Công việc căng thẳng: Đua với thời gian để đến những cuộc hẹn, làm nhiều thứ cùng lúc. Nóng lòng hoàn thành công việc, bực tức công việc quá sức, đốt cháy cảm xúc.

51. 

Nghề nghiệp chóng vánh: Không cố gắng nghiêm túc, đủ để đạt mục tiêu nghề nghiệp để cuộc đời trôi theo tự nhiên

52. 

Nghề nghiệp chạy theo số lượng: Làm nhiều thứ cùng lúc để đạt số lượng, xem nhẹ khả năng chịu đựng công việc, làm nhiều thứ cùng bản chất, bỏ nhiều thời gian ở nơi làm việc.

53. 

Nghề nghiệp không ưu tiên: Không dành ưu tiên, thứ tự, tầm quan trọng, sự thích đáng, bối cảnh, không yêu thích khi thực thi những hoạt động, không có ưu tiên trong nghề nghiệp.

54. 

Nghề nghiệp không có tầm nhìn rộng:  Không có tầm nhìn rộng trong cuộc đời, nhiệm vụ hay mục tiêu nghề nghiệp tổng quát. Làm việc và sống không có mục tiêu hoặc hiểu biết rộng, tầm nhìn hạn hẹp

55. 

Nghề nghiệp tha hóa: Sa đà, buông xuôi theo những cám dỗ mà không nhận thức hậu quả.

56. 

Nghề nghiệp với những giá trị mâu thuẫn: Theo đuổi nghề nghiêp, sự nghiệp, kinh doanh bằng bảng hệ thống giá trị, nguyên tắc đạo đức, giá trị luân thường đạo lý, mục tiêu của riêng mình

57. 

Nghề nghiệp với những quan tâm, mâu thuẫn: Thường xuyên mâu thuẫn với những đòi hỏi của nghề nghiệp, thiếu đam mê công việc, thiếu năng lượng, không có động cơ làm việc và làm một cách miễn cưỡng, không hứng thú

58. 

Chần chừ trong công việc: Lãng phí thời gian, sa đà vào những việc không cần thiết, thái độ lượng lự, có thái độ trì hoãn, chần chừ, bỏ nhiều thời gian ăn không ngồi rồi, ngồi lê đôi mách.

59. 

Nghề nghiệp vô cảm: Không hòa đồng, lựa chọn những mối quan hệ, thủ tục rườm rà, thái độ như trong kinh doanh, thái độ xa cách, phản ứng lãnh cảm, máy móc

60. 

Quan hệ thù ghét trong công việc: Ứng xử bằng thái độ khiến nhiều người ghét, phát triển sự không tôn trọng, thù ghét người khác nhưng không thể hiện. Ác cảm với người khác, đối xử đôc bằng sự hỗ trợ của quyền lực.

61. 

Bị đánh bại trong nghề nghiệp: Không thể giải quyết những thử thách trong nghề nghiệp/ đầu hàng những cản trở thay vì đấu tranh. Có xu hướng chạy trốn những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp.

62. 

Tự cao trong nghề nghiệp: Thái độ kiêu căng, tự mãn, khoác lác về bản thân, thể hiện rằng mình là người hiểu biết rộng, tưởng mình là quan trọng nhất, nay người khác vào tư thế khi nào cũng tự vệ

63. 

Không kiên định trong nghề nghiệp: Không kiên định, rút lui khi đối mặt với khó khăn, ý chí nghèo nàn, thay đổi từ việc này qua việc khác mà không hoàn thành được gì cả.

64. 

Tự mãn: Thái độ dễ thỏa mãn, thể hiện mình là người có tài, tự thỏa mãn không lo nghĩ, không vội làm những gì cốt yếu

65. 

Nghề làm giảm giá trị: Theo đuổi một nghề không mang lại lợi ích, không có khả năng đánh giá cách căn bản để thể hiện trong nghề nghiệp, đánh mất sự quan trọng bản thân, mất giá trị đạo đức vì bản chất công việc mình đang làm.

66. 

Qúa xem trọng cái tôi: Cái tôi là tối cao, thái độ chỉ quan tâm bản thân, xem mình là trung tâm, say mê cái tôi, lo lắng cho bản thân và phục vụ cho cái tôi

Chú ý : Đừng quá lo lắng hay thất vọng nếu điểm số của bạn có tỉ lệ thất bại cao. Thay vào đó, những câu hỏi mang tính chất “xoáy sâu điểm yếu” bạn cần ghi nhớ và note ra giấy. Nếu bạn không biết nguyên nhân thì sẽ khó làm được gì có ý nghĩa để hạ thấp tỉ lệ đó xuống.

Phương pháp khắc phục :

Đây là bài tập tự điều khiển. Dàn bài trong bài tập này ngụ ý về bản chất chứ không thấu đáo 100%. Bạn có thể thay đổi linh động tuyệt đối điều chỉnh hoặc thay đổi phù hợp với yêu cầu của mình. Có 3 đặc điểm chính cần lưu ý :

  • Giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình từ những viễn cảnh thất bại
  • Xác định lĩnh vực mà bạn còn yếu kém và lên kế hoạch cải thiện
  • Giúp bạn hướng tới hưởng thụ cuộc sống vui vẻ và ý nghĩa

 

  • Bước 1 : Tổng số % tỉ lệ thất bại

Để loại bỏ khả năng gây nhầm lẫn và đạt được sự đánh giá chính xác, bạn nên tìm ra tỉ lệ chung cho mỗi nhân tố thất bại bằng cách cộng các giá trị của thang điểm đã cho, và giá trị kết quả của bạn đã đạt được. Chia nó cho 2. Con số này cho thấy điểm số của bạn ở từng nhân tố.

  • Bước 2 : Phân loại giá trị

Phân loại giá trị theo 3 mức độ : Nghiêm trọng, vừa phải và dễ chịu

  • Bước 3 : Lên kế hoạch cho chương trình cải thiện

+ Giai đoạn 1: Tập trung vào những nhân tố thất bại xếp vào mức nghiêm trọng

+ Giai đoạn 2 : Tập trung vào những nhân tố thất bại xếp vào mức vừa phải

+ Giai đoạn 3: Tập trung vào những nhân tố thất bại xếp vào mức dễ chịu

Phương pháp : Bạn viết nhật ký và gọi là bài tập học và xem xét nội tâm. Dành khoảng 30 phút ~ 1 tiếng  trong khoảng 15 ngày, khoảng thời gian sáng sớm là thích hợp nhất, hoặc là lúc phản ánh, suy ngẫm và ghi chú vào notebook ở mục đầu tiên, mục nghiêm trọng nhất. Chẳng hạn như quá kỳ vọng bản thân là nhân tố thất bại nghiêm trọng, bạn cần :

  • Bạn cần suy ngẫm và hồi tưởng lại tất cả những gì tự phụ mà bạn đã sa đà vào
  • Chất vấn hành vi đó thật khách quan. Bạn được gì và mất những gì ?
  • Người khác được gì và mất những gì từ hành vi đó của bạn ?
  • Nếu không có sự sa đà, chuyện gì sẽ xảy ra ?
  • Hãy tưởng tượng không có kỳ vọng. Nó sẽ như thế nào ?
  • Những giả định, lý do của sự tự phụ đó là gì ?
  • Xem xét thái độ kỳ vọng, kiêu căng dựa vào note đó
  • Bài học rút  ra từ sự việc và suy xét nội tại là gì ?

Sau 15 ngày ghi chú, bạn tìm xem có mối liên hệ nào  giữa những nhân tố này hay không. Hãy đọc cẩn thân tất cả những gì bạn viết trong 15 ngày đó, Phát triển kế hoạch để vượt qua. Hãy làm theo kế hoạch hành động, bổ sung theo thời gian và ghi chú quá trình học tập.

 

Huy Đức

Tư vấn giao tiếp, công việc, hướng nghiệp, công việc và mối quan hệ cho người hướng nội. Email: admin@bloghuongnoi.com Phone 0977.201.561 Skype : shinwa0204

Related Articles

Leave a Reply

Back to top button