
Chúng ta không thích bị phán xét, nhưng lại…….. phán xét người khác
Có lẽ tiêu đề này sẽ gây sự khó hiểu, nhưng tôi cũng xin chia sẻ bởi vì điều này lắm lúc cũng có thật.
Trong những lần gặp khách hàng, mở khóa học hoặc tổ chức các buổi workshop nho nhỏ, những người mà tôi gặp đều hay bận tâm về suy nghĩ và rất hay lo lắng về người khác đánh giá/ nghĩ gì về họ.
“Bạn có thích bị phán xét không?” Tôi hỏi
“Tất nhiên là không rồi, em không thích bị bất kỳ ai phán xét, vì em chưa bao giờ phán xét ai cả”.
“Nãy bạn có nói về chuyện rụt rè, bạn có nói là bạn cảm thấy lo sợ khi ai đó nghĩ gì về bạn khi bạn làm điều này hay nói những gì”?
“Vâng, em rất khổ tâm về chuyện đó. Mỗi khi muốn làm gì, ánh mắt của người khác khiến em sợ hãi”
“Nhưng tại sao bạn lại sợ ?”
“Vì em đoán là họ đang suy nghĩ tiêu cực về em”
“Vậy tôi xin hỏi, tại sao bạn biết được suy nghĩ của người đó là đúng”?
“Em đoán thôi”
“Em đoán? Nhưng tôi đang hỏi về độ xác thực?”
“Không anh, em chỉ đoán rồi nghĩ vậy thôi”.
Tôi nói lại với bạn ấy rằng “Khi đánh giá về người khác không có bằng chứng cụ thể, đó là sự phán xét”.
Sự phán xét là gì ?
Chúng ta nghe rất nhiều cụm từ này, sự phán xét là kiểu đưa ra nhận định một cách hàm hồ và không có bằng chứng nào cả. Người ta dựa vào kinh nghiệm cá nhân nhằm đánh giá một sư việc tổng thể, mà chưa chắc kinh nghiệm cá nhân đã đúng. Chẳng hạn “Nhìn xăm trổ thế kia chắc không ra gì” hoặc “Nhìn ăn mặc hiện đại thế kia chắc là ăn chơi lắm” hay “Trang sách nhìn chán vậy, lạ thật, giới trẻ bây giờ toàn đọc sách kiểu trash ( rác rưởi), thật đáng lo ngại cho gu thẫm mỹ hiện nay”…
Mọi nhận định kiểu này thường bắt đầu với từ “chắc là”….
Và thế nỗi khổ đau của chúng ta đến từ việc “chắc là” khi muốn đưa ra suy nghĩ về thế giới xung quanh.
Công ty đang có đợt giảm biên chế nhân sự. Bạn lo lắng. Bạn đến công ty và thấy sếp, bạn chào họ, nhưng họ lại đang suy nghĩ gì đó hoặc không nhìn thấy hành động chào của bạn, bạn sẽ “Chắc là mình sắp bị mất việc”. Bạn mất ăn mất ngủ mấy ngày.
Bạn và người đó chơi thân với nhau. Thế nhưng ngày mẹ bạn bị tai nạn lại không thấy người bạn đó hỏi han. Bạn nghĩ “Chơi thân với nhau mà giờ không thấy đâu, thật thất vọng”. Bạn unfriend, block…
Bạn và người yêu đi chơi rất vui vẻ. Nhưng họ hôm nay lại đi về sớm. Bạn buồn bã và cho rằng “Người ta hết yêu mình rồi sao” hoặc “Người ta thay đổi rồi”.
Trong 2 tình huống kể trên, người đó vẫn còn làm việc vì không nằm trong danh sách, bên dưới, người đó về sớm chi vì nghe tin bạn bị ốm nên vội không nói cho người yêu biết. Hoặc tình huống còn lại, chỉ vì người đó quá bận nên không có/không biết mẹ bạn bị tai nạn, đến tuần sau, bạn bất ngờ khi thấy họ đang trong viện trò chuyện với mẹ bạn. Người bạn nói “Sorry, bận chạy deadline sấp mặt giờ mới vào thăm bác”. Mà sao FB của bạn mình tìm không thấy? Bạn trào lên cảm giác hối hận vì đã block họ rồi còn đâu.
Và rồi, chúng ta tự làm khổ mình.
Nhưng cũng có câu hỏi “Vậy chẳng lẽ, đến khi anh khuyên tôi nên chờ đợi sự thật phơi bày trước mắt mình rồi, cứ cố gắng bám trụ và tôi nhìn thấy mình trong danh sách bị giảm biên chế, tôi nhìn thấy người yêu mình ngoại tình thì mới chịu chấp nhận hay sao. Không, tôi thà làm điều ngược lại để tránh bị tổn thương”
Chỉ là, mỗi dấu hiệu bạn nghi ngờ, hãy cố gắng dành thời gian theo dõi và đưa ra phương án hành động một cách linh động và phù hợp nhất. Mọi hành động được thực thi khi chưa rõ ràng, đó là sự phán xét. Nếu cuối cùng sự thật không như bạn nghĩ, nỗi hối hận có thể kéo dài theo bạn về sau mà chưa chắc cơ hội sữa chữa là…không có. Còn nếu sự thật đúng như bạn nghĩ, thì cũng học cách chấp nhận, vì nó nằm ngoài tầm kiểm soát mất rồi.
Nhưng bạn có tự hỏi là biết bao nhiêu lần bạn nghĩ sai và bạn nghĩ đúng ?
Có thể xem xét dấu hiệu, theo dõi, khoan đánh giá và….tìm cho mình con đường lui một cách tỉnh táo.
Bạn nào thích xem Bao Thanh Thiên, trong phim có câu thoại khá hay khi ông luôn nói là “Không nên dựa vào yêu/ghét cá nhân để kết luận theo ý chúng ta muốn”.