Hướng NộiCông Việc

Định kiến về người hướng nội trong lĩnh vực bán hàng

Một số người giàu nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới là những người hướng nội. Ví dụ Bill Gates tự thừa nhận mình là một người hướng nội. Những người khác như Warren Buffet, Micheal Jordan, Albert Einstein và Barrack Obama cũng vậy. Thành công của những nhân vật có tầm này cho thấy rằng người sống nội tâm cũng có sự vượt trội mà trong thế giới người hướng ngoại đang chiếm ưu thế.

Chúng ta biết rằng hướng nội và hướng nội và hướng ngoại là những loại tính cách đối cực với nhau. Những người hướng nội được coi là những người yếu thế, nhưng thường có thể nổi lên trở thành những người thành công trầm lặng trong cuộc sống. Mặt khác, người hướng ngoại được nhìn nhận là những người lãnh đạo thế giới, nắm quyền hành và lấn át trong mọi đối thoại. Vậy người hướng ngoại là những người có địa vị cao hơn sao? Điều đó có khiến họ là những người bán hàng cao hơn?

Ảnh : Subiz

Trong cuốn 200 công việc cho người hướng nội của Laurence Shatkin đã xếp loại 200 công việc phù hợp nhất cho người hướng nội. Trong danh sách chỉ có một công việc bán hàng là nổi bật, vai trò cố vấn tài chính cá nhân được xếp ở vị trí thứ 8. Các công việc còn lại liên quan đến làm việc với máy móc, công cụ hoặc máy tính nhưng không phải là bán hàng trực tiếp. Theo đó bán hàng có thực sự phù hợp ?

Có rất nhiều định kiến cho rằng người hướng nội không phù hợp với nghề bán hàng. Sau đây chỉ là một trong số những lời đồn thổi và dường như có vẻ người hướng nội sẽ khá hơn nếu họ không chọn nghề bán hàng.

1. Người hướng nội nhút nhát và không thích trò chuyện

Những người hướng nội được xem là những người rụt rè khi giao tiếp xã hội, họ sợ gặp gỡ và nói chuyện với mọi người. Mà nghề bán hàng cần phải gặp gỡ và nói chuyện với khách hàng tiềm năng, nhưng người hướng nội không thể đáp ứng yêu cầu này. Thay vào đó người hướng nội hay chọn các công việc không có nhiều tương tác giữa người với người.

Nhưng điều này rõ ràng và không phải khi nào cũng đúng. Hướng nội không phải nhút nhát vì nhút nhát là rụt rè. Hướng nội dễ lo sợ và sợ hãi khi giao tiếp do lo lắng trước đám đông hoặc sợ bị phán xét. Nó thậm chí có thể là một vấn đề hành vi ở mức thái quá.

Mặt khác hướng nội là đặc điểm tính cách của người có sở thích nhất định như giữ những suy nghĩ cho riêng mình hoặc là đôi lúc thích cô độc. Họ không thích nói chuyện khi có điều gì cần nói. Họ sẵn sàng lắng nghe, vốn là một thuộc tính tốt trong bán hàng.

Những người hướng nội có thể không thích nói chuyện phiếm, nhưng nếu có đề tài quan tâm hoặc đối tác ưa thích họ lại nói chuyện hàng tiếng đồng hồ.

Sự thật là người hướng nội không thích nói chuyện nhiều, và không thích nói chuyện với nhiều người, tuy nhiên họ có thể đối thoại tốt với khách hàng tiềm năng trên cơ sở nói chuyện trực tiếp theo một nhóm nhỏ. Trong cuộc hẹn với khách hàng tiềm năng, tôi thường hỏi nhiều câu hỏi rồi ngồi ngẫm nghũ và lắng nghe những nhu cầu và mối quan tâm của họ. Một nguyên tắc chung là lắng nghe chiếm 2/3 thời gian và nói chuyện chỉ nên chiếm 1/3 thời gian cho một cuộc hẹn kéo dài 90’

2. Người hướng nội không cầu lợi

Những người hướng nội không giỏi nói chuyện xã giao, nhưng bán hàng thường liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ. Vì thế, việc bị nhìn nhận là người thờ ơ với tiền bạc, gây bất lợi cho người hướng nội khi xây dựng mối quan hệ được xem là điều kiện tiên quyết để bán hàng.

Nhưng sự thật là họ không thích ngồi lê đôi mách nói chuyện phiếm. Họ được mệnh danh thực tế và trung thực, đó cũng là thuộc tính để dành được sự tin tưởng của khách hàng tiềm năng. Tôi thiếu khả năng tự nhiên để khiến khách hàng cảm thấy thân tình với tôi ngay từ buổi ban đầu, nhưng tôi bù đắp bằng cách mỉm cười nhiều hơn và sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực hơn.

Ảnh : Internet

3. Người hướng nội không đủ quyết liệt

Những người hướng nội có thể được cho là thiếu tự tin, và không đủ quyết liệt và kém kỹ năng chốt đơn hàng và không chủ động chào hàng để theo đuổi con đường bán hàng. Nhưng thông thường, khách hàng tiềm năng không chốt giao dịch với người bán hàng quá nhiệt tình. Ngày nay việc chốt đơn hàng không phải là hối thúc khách hàng. Bên cạnh đó, có nhiều bước trong quá trình bán hàng.

Nếu một người yếu về kỹ năng chốt đơn hàng thì anh ta có thể giỏi ở lĩnh vực khác. Do đó nếu một người hướng nội có thể thực hiện các bước ban đầu tốt thì việc chốt đơn hàng sẽ chiếm một phần nhỏ trong quá trình bán hàng. Thay vì quyết liệt trong bán hàng thì người hướng nội có thể học cách quyết đoán, một tâm điểm trong chốt đơn hàng.

Theo cách nhìn phiến diện, người hướng nội không phù hợp với nghề bán hàng, nhưng cũng giống như hai mặt của một đồng xu, mọi đặc điểm có thể trở nên đúng hoặc sai khi những định kiến này có khuynh hướng tạo ra niềm tin tự giới hạn rằng người bán hàng không phù hợp và không thể tồn tại nghề bán hàng.

Loading

Source
Introvert Can Sell by Sean Lim

Huy Đức

Tư vấn giao tiếp, công việc, hướng nghiệp, công việc và mối quan hệ cho người hướng nội. Email: info@bloghuongnoi.com Phone 0977.201.561 Skype : shinwa0204

Related Articles

Trả lời

Back to top button