Tình Bạn

Hướng nội là gì ?

A. Giới thiệu về blog

Blog Hướng Nội được ra đời vào ngày 09/10/2017; như tên gọi, Blog Hướng Nội chủ yếu tập trung các bài viết về người hướng nội ở nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Đến nay, blog đã có gần 400 bài viết ở các chủ đề khác nhau : giao tiếp, công việc, video, podcast, mối quan hệ ( cha mẹ- con cái; bạn bè- tình yêu), infographics…Cùng với đó, blog có hỗ trợ các biện pháp trắc nghiệm miễn phí, ebook miễn phí về hướng nội giúp các bạn có thể tìm thấy điều gì đó hữu ích cho riêng mình

B. Về tác giả

Là tác giả của “Tại sao em ít nói thế” ( cuốn sách tâm lý hướng nội xuất bản vào 01/2018); và là dịch giả của cuốn Huấn luyện thông minh cảm xúc ( Emotional Intelligence Coaching) ( sắp được xuất bản).

Ngoài ra mình còn có chứng chỉ về CBT ( Cognitive Behaviour Therapy : Trị liệu nhận thức hành vi), Life Coaching ( HLV kỹ năng sống) do Achology và có membership do The Academy of Modern Applied Psychology cấp.

C. Hướng nội là gì ?

Theo định nghĩa Wikipedia

Hướng nội là “khuynh hướng chủ yếu hoặc hoàn toàn quan tâm đến cuộc sống tinh thần của bản thân người đó”. Người hướng nội là người năng lượng có xu hướng mở rộng khi suy nghĩ và suy nhược khi phải giao tiếp với những người khác. Những người hướng nội thường kín đáo và ít nói trong những nhóm đông. Họ thường có niềm vui trong các hoạt động đơn độc như đọc sách, viết, âm nhạc, vẽ, mày mò, xem phim, chơi game và sử dụng máy tính cùng với một số các hoạt động riêng biệt ngoài trời như câu cá hay đi bộ.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu và tìm hiểu sâu của tôi về chủ đề về hướng nội thì một định nghĩa khác về người hướng nội :

Hướng nội, hay người có tính cách hướng nội sẽ được dựa theo cách thức nạp và dùng năng lượng cho các hoạt động đơn lẻ. Người hướng nội ngoài đặc điểm tính cách trầm, yên tĩnh thì họ vẫn có thể hoạt ngôn, hoạt bát, năng động, xông xáo như một người hướng ngoại. Nhưng thực chất, mức năng lượng của họ lại tiêu hao nhanh hơn, như một chiếc điện thoại đã chai pin và luôn phải cần xạc nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định. Do đó, họ cần được nghỉ ngơi liên tục để tham gia những hoạt động đang còn dang dở.

Nói như vậy để hiểu rằng

Người có tính cách hướng nội, hướng ngoại hoặc hướng trung (ambivert); tất cả họ sẽ ở trong một hoặc hai thái cực : mức thần kinh cao hoặc thấp.

Người có mức thần kinh cao thường dễ nổi nóng, ghen tức, dễ nhạy cảm, làm quen với môi trường mới khá khó khăn.

Người có mức kích thích thần kinh thấp thường có tính trầm tĩnh, ổn định, có lòng tự tôn cao và bình tĩnh trước những tình huống gây stress.

Tuy nhiên mỗi kiểu kích thích này cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Ví dụ người có mức độ thần kinh cao cũng nhạy cảm, tốt bụng, dễ đồng cảm. Con người họ có thể so sánh như cây vĩ cầm : chỉ cần chạm nhẹ có thể phát ra những âm thanh du dương. Còn người có mức kinh thích thấp trong nhiều trường hợp lại là có da mặt dày. Họ gợi nhớ đến những cái trống : không cảm nhận được những lời gợi ý hay nói kháy mà cần phải nói thẳng vào “mặt họ”. Họ cũng có khả năng làm việc cao, có thể đứng vững trong bất cứ tình huống nào.

Vậy có khác biệt gì ?

Chỉ có khác biệt ở : NẠP VÀ XÀI NĂNG LƯỢNG HỌ CÓ ĐƯỢC. Qua đó, ta có thể hiểu :

+ Một người hướng nội có thể trầm tính/ sôi nổi/ ham danh vọng/ thích sống ẩn dật/ nóng tính/ điềm đạm/ chính trực/ dối trá…..

+ Một người hướng ngoại vẫn có thể trầm tính/ sôi nổi/ ham danh vọng/ thích sống ẩn dật/ nóng tính/ điềm đạm/ chính trực/ dối trá…..

Và nếu bạn đọc đâu đó cho rằng, nếu người hướng nội phải là A, là B là C…..mà bạn lại là D là E thì không sao cả. Mọi bài báo “dấu hiệu bạn là người thành công, người giàu có, người thất bại, người nhạy cảm”….thì xem cho vui thôi. Nó như mây âm u là dấu hiệu của trời mưa, nhưng chưa chắc đã mưa đâu.

 

Loading

Huy Đức

Tư vấn giao tiếp, công việc, hướng nghiệp, công việc và mối quan hệ cho người hướng nội. Email: info@bloghuongnoi.com Phone 0977.201.561 Skype : shinwa0204

Related Articles

Trả lời

Back to top button