
Hướng nội là một món quà
Tôi sinh ra trong một gia đình với bầu không khí không mấy yên lặng. Nếu bạn không biết điều này thì tôi sẽ mô tả sơ qua, bạn chắc chắn đã nghe thấy tiếng ồn ào của những đứa nhóc khóc cả ngày, tiếng nhạc remix mở không ngừng, những tiếng do xe cộ ngoài đường bóp còi inh ỏi, một cơn ác mộng với người hướng nội như tôi.
Người thân của tôi muốn hiểu rõ tôi hơn qua những lần “trái ngược”. Nếu tôi không nói chuyện, họ đang lo lắng vì sự im lặng đó của tôi. Ngược lại khi nào tôi ngồi tụm ba tụm bảy sôi nổi trong cuộc họp gia đình, họ lại rất ngạc nhiên.
Bởi vì tôi lớn lên trong môi trường có phần hướng ngoại và hơi kích thích này, đã rất lâu rồi tôi mới có thể hiểu bản thân là một người hướng nội và chấp nhận bản thân mình như vậy. Tôi nhận ra 4 sự thật cần thiết về việc trở thành một người hướng nội
1. Im lặng không nhất thiết là dấu hiệu của sự tức giận, bất an, hoặc khó chịu.
“Con có giận mẹ không?” Mẹ tôi hỏi như thế. Chúng tôi đang ở trong xe và lắng nghe khi bà trò chuyện về thời tiết, chuyện tủm mủn trong công việc, và viết ra danh sách thực phẩm của mình cho lần thứ ba, thứ tư, thứ năm.
“Tất nhiên là không ạ” tôi nói. “Sao thế hả mẹ?”
“Bởi vì con không nói gì cả.”
“Dạ, chỉ là con không có điều gì để nói đâu mẹ ạ .”
Tôi cũng có thể nói với mẹrằng tôi hay nghĩ ngợi nên lắm lúc chưa nói chuyện với ai. Cho đến ngày hôm nay, mẹ tôi thật sự không hiểu sự khác biệt trong cách trò chuyện của mình, hay đúng hơn là khuynh hướng lắng nghe của vì tôi thiên về chiều sâu trong cuộc trò chuyện, và cân nhắc kỹ những gì trước khi nói.
Mẹ tôi vẫn khăng khăng rằng tôi không phải là một người hướng nội, nhưng đó là một người hướng ngoại bị bó buộc vào sự nhút nhát và bất an.
Theo nhiều cách, tôi nghĩ rằng điều này làm tổn thương mẹ tôi và nó cũng làm tổn thương tôi. Trong mắt tôi, đó là một sự lệch pha giữa phụ huynh và con cái. Trong mắt mẹ có lẽ bà đã bỏ lỡ sự kết nối sâu sắc mang tính cá nhân mà mọi người mẹ đều muốn nói với con gái mình.
Trong mắt mẹ, tôi không hiểu bà ấy.
Vì vậy, tình thế tiến thoái lưỡng nan là: Làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giao tiếp? Làm thế nào để tôi nuôi dưỡng các mối quan hệ có ý nghĩa với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của tôi trong khi vẫn giữ được bản chất?
Lúc đầu, tôi đã cố gắng tránh né bản chất hướng nội và tạo ra một lối sống hướng ngoại hơn. Điều đó đưa tôi đến sự thật tiếp theo của tôi…
2. “Hãy giả vờ cho đến khi thành thật” cần phải đúng phương pháp
Trong nhiều năm, tôi nghĩ mẹ tôi đã đúng. Tôi đã cố gắng vươn mình thành người con hiếu thảo mà mẹ tôi hy vọng tôi sẽ hòa đồng ở các câu lạc bộ, các bữa tiệc và các mối quan hệ ngoài kia.
Tôi hay bị lúng túng ở những cuộc hội thoại mà tôi không muốn tham gia. Tôi đã thực hành các kỹ năng xã hội và học được tất cả các quy tắc nói chuyện phiếm . Phương châm mới của tôi là, “Giả vờ nó cho đến khi thành sự thật”.
Nếu nội tâm của tôi khiến mọi người không thoải mái , tôi nghĩ, thế thì rõ ràng có điều gì đó sai trái với tôi . Não của tôi phải kém phát triển. Có ai đó khiến tôi bị té đau khi còn nhỏ không? Mẹ có hút thuốc khi mang thai không?
Tôi đã thúc đẩy bản thân mình trở nên tốt hơn: cười to nhất, suy nghĩ nhanh, thu hút sự chú ý, để lấp đầy mọi khoảnh khắc của cuộc đời với những người mới và có được nhiều bạn bè hơn. Nhưng ngày qua ngày, tôi cảm thấy kiệt sức, chán nản và mất kết nối với bản thân. Tôi không bao giờ cảm thấy là chính mình vì đã thành thật với bản thân mình hay với người khác.
Nhưng có một điều tôi đã trở nên chắc chắn: sống một cách chân thực có ý nghĩa hơn là khi gia đình hiểu mình, các bạn đồng nghiệp thông cảm, hoặc được mọi người đánh giá cao.
3. Việc thu hẹp khoảng cách giữa hướng nội và hướng ngoại dễ dàng hơn bạn nghĩ.
Không có gì bí mật khi cố gắng trở thành một người không làm bạn khổ sở. Sau những ngày dài, những đêm chìm trong say đắm, những mối quan hệ hời hợt, và sự trắc trở dường như tạo cản trở đón ngày tươi đẹp, tôi quyết định thành thật với bản thân và những người khác.
Điều này rất đơn giản, ví dụ với câu nói “không” thường xuyên hơn. Khi tất cả những gì tôi muốn là chỉ ở nhà, gọi đồ ăn nhanh và xem Youtube, tôi tự thưởng cho mình với sự “sang trọng” nho nhỏ đó. Khi đến giờ nghỉ trưa, tôi chọn một cuốn sách mới để đọc hơn là đi đến một nhà hàng với đồng nghiệp, tôi tìm thấy một căn phòng yên tĩnh và đọc ngấu nghiến. Khi không có gì để nói, tôi cũng không nói. Tôi không hoảng sợ và cũng không trừng phạt bản thân mình.
Tôi tìm hiểu hướng nội và hướng ngoại và cố gắng hiểu sự khác biệt giữa hai kiểu tính cách. Khi biết được rằng tính cách yên tĩnh, trầm ngâm không phải là một sự biến dạng hoặc có gì đó cần phải thay đổi thì tôi cảm thấy vui vẻ.
Kiến thức này đã giúp tôi dừng lại sự phán xét của mình với người hướng ngoại. Xét cho cùng, họ cũng chỉ là chính họ.
Khi có được cảm giác thấu hiểu sâu sắc hơn đối với bản thân và những người khác, tôi bắt đầu sống trọn vẹn hơn, và sự tự tin với mình. Tôi cũng nhận thấy rằng việc thu hẹp khoảng cách giữa người hướng nội và hướng ngoại không phải là nhiệm vụ phi thường mà tôi mong đợi. Tôi bắt đầu hỏi về những cuốn sách tôi đang đọc hoặc công việc mà tôi đang làm, điều này dẫn đến những cuộc trò chuyện dễ dàng hơn, có ý nghĩa hơn và thú vị hơn.
4. Hướng nội không phải là rào cản đối với thành công.
Tôi đã học được để được bản thân mình, để giao tiếp cách làm việc tốt nhất cho mình, và để thúc đẩy mối quan hệ có ý nghĩa hơn với người hướng nội và hướng ngoại. Nhưng tôi vẫn lo lắng rằng hướng ngoại là kiểu tính cách được ưu tiên ở nơi làm việc và thậm chí có thể là trên toàn thế giới.
Ở nhà, tại nơi làm việc, và ở trường, tôi được khuyên vô số cách khác nhau để hướng ngoại hơn. Ở trường, cô giáo nói rằng cần chủ động và hòa đồng hơn.
Ở trường đại học, networking là điều mà tôi vẫn hay gặp. Khi nêu lên vấn đề của mình với một trong những giáo sư của mình, thầy bảo tôi “hãy cố gắng khắc phục nó.”
Sau đó, mặc dù tôi không vượt qua nỗi sợ này cho đến khi thành công đầu đời đã xua tan đi mọi nghi ngờ: Tôi tốt nghiệp bằng loại ưu, đã tự xuất bản thơ, và có một công việc hành chính trong một văn phòng với không gian mở. Nhìn lại, tôi nhận ra rằng mọi thứ đã làm đều thành hiện thực.
Nhưng lần duy nhất, tính hướng nội của tôi đã từng là một rào cản đối với thành công là khi những người khác nghi ngờ tôi hoặc tôi nghi ngờ bản thân mình. Nếu không, tôi đã khai thác được các kỹ năng, tìm thấy niềm đam mê và đạt được mục tiêu của mình.
Hướng nội là một món quà
Hướng nội, đừng lo lắng khi mọi người bảo bạn thay đổi. Đừng sợ và làm những gì cảm thấy tự nhiên nhất bởi vì chấp nhận bản thân là một người hướng nội, thông minh và có năng khiếu, bạn là điều tốt nhất bạn có thể làm cho chính mình.