Hướng NộiXã Hội

Hướng nội & tối giản

Một người hướng nội thì không phù hợp với những gì nhiều về số lượng, rộng về quy mô và đều đều về nhịp độ. Người hướng nội luôn cần được nghỉ ngơi và nuôi dưỡng cảm xúc từng ngày một. Đó là lí do mà khi bắt gặp lối sống tối giản khởi nguồn từ những cuốn sách của một vào tác giả người Nhật, tôi đã gần như vồ lấy. Phải nói là vồ lấy và ngấu nghiến.

Có một cách đơn giản, nhanh gọn và đầy hạnh phúc để căn phòng/nhà cửa của chúng ta luôn đẹp và gọn ghẽ, đó là: vứt hết những gì không phải là nhu cầu thực sự của mình. Nói cách khác đó chính là việc thực hành cả lối sống và tư duy tối giản.

Tôi đã order 2 cuốn sách về chủ đề này (ảnh chụp bìa sách minh hoạ như hình). Một cuốn tôi được cty phát hành tặng tôi vì đã có tí chút review hay ho về lối sống này. Vậy là tôi đã hồi hộp lật giở từng trang 1 và xác định như đây sẽ là lối sống cho cả phần đời còn lại của mình.

Đầu tiên tôi dọn sách. Giá sách nhà tôi la liệt sách từ ngày tôi còn làm giáo viên. Nghỉ dạy học rồi, nhưng tôi vẫn tham lam giữ lại rất nhiều tài liệu cũ. Một số được gửi lại cho đồng nghiệp, một số khác chuyển cho những người bạn có ý định làm thư viện cộng đồng. Phần khác đem cho tất cả những ai muốn nhận chúng về.

Cỡ 100 quyển sách. Tôi không hề nói ngoa. Riêng chỗ sách của Thiền sư Nhất Hạnh đã chừng 30 cuốn. Tiểu thuyết, sách văn chương các loại cũng khoảng 30 cuốn và phần còn lại là sách chuyên ngành. Tôi chỉ giữ lại có “tuyển tập truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh” thôi. Chị Vàng Anh là nhà văn mà thông qua cây bút của mình đã dạy tôi nhiều nhất. Bỏ sách đi, ban đầu tôi đã rất buồn. Nhưng tôi nhận ra rằng ham mê tri thức không nhất thiết phải đồng nghĩa với việc trưng bày sách. Bởi có những cuốn tôi còn chưa đọc. Hoặc đọc trong trạng thái xáo trộn và hời hợt. Từ nay tôi quyết định rằng ở mỗi một thời điểm tôi sẽ chỉ đọc trọn vẹn từng cuốn một rồi sẽ chuyển cho người khác.

Ảnh : Harper’s Bazaar Việt Nam

Bỏ sách đi tức là từ nay tôi vứt đi cái tấm khiên sĩ diện trí thức, chữ nghĩa mấy nay vẫn quàng lên cổ. Cũng là giải phóng hẳn một giá sách to vừa cũ vừa tăm tối, lấy chỗ cho con gái ngồi viết những nét chữ đầu tiên trong đời.

Sau sách là quần áo. Thôi thì không thể tả. Sao tôi lại mua nhiều váy liền đến thế và treo lên không mặc. Tôi sợ tôi quá. Vốn biết hình thể mình chẳng được ưa nhìn, lại không có tác phong điệu đà nên mỗi lần buồn chán tôi lại đi mua váy với suy nghĩ mua về để thay đổi tâm trạng và số phận. Rằng mua về, cái váy đẹp thế này sẽ giúp mình từ nay đổi mới, sẽ tích cực hơn, đẹp đẽ hơn và bình an hơn.

Nhưng đâu phải thế. Tôi treo trĩu nặng cả giá đồ mà sáng hôm sau lại quay về với những phục trang thân thuộc thường ngày. Giá đồ nặng thêm một phần và tiền bạc hao hụt đi một góc lớn không thể đắp bù.

Vài ba bao váy áo được tôi giảm tải trong ngày đầu tiên. Nhưng đến 2 tuần sau đó tôi vẫn tiếp tục giảm đồ và cuối cùng tôi – thay vì trc đây treo hết 1 tủ gỗ, 1 tủ nhựa và 2 giá treo inox thì bây giờ tô thu gọn lại toàn bộ số quần áo đi làm chưa hết 1 chiếc giá treo đồ. Gồm 2 đồng phục cho 2 ngày đầu và cuối tuần. 2 váy liền cho 2 ngày giữa tuần.

Ngoài ra còn 1 quần dài, 1 chân váy và 4 áo sơ mi. Kỳ thực như thế là dư dả. Không hề bí bách khó chịu cho tôi chọn đồ. Vậy mà đã có lúc treo khắp cả 2 tầng nhà tôi vẫn không biết lấy cái gì ra mặc. Bỏ đi để tôi có cơ hội phân tích từng món đồ tôi có, điều gì nên áp dụng, nhân rộng ra món đồ sau và điều gì stop. Ví như nếu lần sau đi mua tôi k nên chọn váy liền có cổ quá hẹp sẽ làm cổ tôi trông rụt vào trong. Tôi bỏ đi đến 3-4 cái váy vì lí do cổ áo không phù hợp. Vậy mà khi mua, tôi đã nhảy cẫng lên chỉ vì màu áo hay nơ trên túi.

Đồ bếp cũng “ra đi” tương tự. Vô số đồ cũ hỏng trong nhà…

Credit : An Ngân

Loading

Huy Đức

Tư vấn giao tiếp, công việc, hướng nghiệp, công việc và mối quan hệ cho người hướng nội. Email: info@bloghuongnoi.com Phone 0977.201.561 Skype : shinwa0204

Related Articles

Trả lời

Back to top button