
Eleanor Roosevelt, Mahatma Gandhi, Charles Darwin, Albert Einstein, J.K. Rowling, Warren Buffet, Audrey Hepburn và Bill Gates có điểm chung là gì? Bên cạnh điểm chung đầu tiên tất cả trong số họ đều là những người nổi tiếng thì điểm chung thứ hai của họ là những người hướng nội.
Có số liệu cho rằng, cứ 3 người bạn biết là 1 người là hướng nội – đó có thể là người bạn sống cùng phòng, đồng nghiệp, con cái, bạn bè hoặc người bạn cùng lớp. Có thể là người đồng nghiệp làm việc chăm chỉ trong văn phòng luôn đeo tai nghe và hay ăn trưa một mình. Đó có thể là người ngồi một mình ở hàng ghế sau của lớp học, không giao tiếp với ai. Đó cũng có thể là đứa trẻ rất dễ thương luôn thích đọc sách hoặc chơi trò chơi cùng với những đứa trẻ khác. Trái ngược với niềm tin phổ biến, họ không phải là nhút nhát, xa cách, khó gần, kỳ dị, ít nói hoặc anti-social. Họ là người hướng nội, tính cách phổ biến trên thế giới này – một phần ba đến một nửa dân số -, và hơn nữa, đó là một dạng tính cách có phần sâu sắc về sự tĩnh lặng và có sự phản chiếu.
Thế giới của chúng ta, đặc biệt là trong xã hội và văn hoá phương Tây, thường đánh giá cao người hướng ngoại và người hướng nội nổi trội. Chúng ta hay ca ngợi những diễn viên cực kỳ năng động, luật sư của tập đoàn đầy quyền lực, diễn giả có sức truyền cảm, người bán hàng quyết đoán, cuộc sống đầy tính giải trí và coi đó là những thành công của xã hội, là hình mẫu về văn hoá của chúng ta. Lý tưởng ấy dường như thôi thúc bản thân chúng ta nên cố gắng để có thể đạt được, và dạy con cái chúng ta trở thành như thế. Những cá nhân mạnh dạn, thẳng thắn, lôi cuốn, mạnh mẽ, hoạt ngôn và tràn đầy năng lượng thường được đánh giá cao so với những người thích yên tĩnh và một mình.
Những hướng nội ở nơi làm việc thường bị lãng quên ở những lần thăng tiến hoặc được vào làm ở vị trí quản lý. Người hướng nội ở trường thường bị chìm đâu đó bởi những người hướng ngoại như là học sinh “khuôn mẫu”. Điều này xảy ra rất thường xuyên – kể cả trong lĩnh vực chính trị, cộng đồng và truyền thông, nơi mà những người hướng nội đang chưa được đánh giá đúng năng lực.
Để hiểu thêm về sự hiểu lầm này, chúng ta cần phải hiểu rõ tính hướng nội là gì. Những người hướng nội không phải là những người hay xấu hổ, ít nói hoặc anti-social, những người ghét sự tương tác của con người và sợ bị phán xét. Đó chỉ là cách mà một cá nhân phản ứng lại với kích thích xã hội và cách thức họ nạp lại năng lượng. Người hướng nội nạp năng lượng bằng cách khi ở một mình, hoặc trong những môi trường ít có các tác nhân kích thích liên quan đến âm thành- màu sắc- mùi vị, ví dụ như nơi giúp họ có thể tự do nghĩ ngợi, đọc, viết, vẽ vời, nghe nhạc hoặc chơi với thú cưng. Họ thích các cuộc trò chuyện sâu sắc, có ý nghĩa hơn là bàn chuyện phiếm. Họ sẽ có một vài người bạn thân hơn là có hàng trăm người quen. Tương tác xã hội quá nhiều chỉ khiến họ thêm mêt mỏi. Họ say mê với thế giới nội tâm bên trong hơn là những gì đang diễn ra bên ngoài.
Ngược lại, người hướng ngoại bị hấp dẫn bởi các nhân tố kích thích, từ đó đó họ có thể đón nhận sự rung cảm của người khác. Họ ủng hộ tính hữu hình và thể chất, hành động và năng lượng. Họ ứng biến nhanh đầy hiệu quả và hành động theo suy nghĩ của mình. Họ tỏ ra khá tự nhiên, thoải mái với mọi người, với ánh hào quang và tất cả các cuộc gặp gỡ xã hội.
Khái niệm này lần đầu tiên được giới thiệu bởi nhà tâm lý học Carl Jung trong cuốn sách Tâm lý học xuất bản năm 1921 của ông. Ngày nay, khái niệm hướng nội- hướng ngoại là yếu tố chính của phương pháp xét nghiệm tính cách Myers-Briggs (MBTI), một công cụ đánh giá tính cách và tự phản hồi được sử dụng để xác định rõ cách mọi người nhận thức thế giới và đưa ra quyết định. Theo đánh giá, có 16 loại nhân cách khác nhau, với một nửa (8/16) trong số đó là những người hướng nội.
May mắn thay, hướng nội ngày càng trở nên bàn luận và phổ biến hơn, với các bài báo như “27 điều mà chỉ có người hướng nội mới hiểu” của Buzzfeed và tiêu đề của Huffington Post với cái tên “23 dấu hiệu bí mật chứng tỏ là một người hướng nội”.
Một buổi tối lý tưởng vào thứ 6 của người hướng nội sẽ là: để nến ánh sáng và ngồi thiền yoga trong căn phòng của mình, hoặc có bữa ăn tối nấu tại nhà cùng với một vài người bạn thực sự thân thiết. Một buổi tối lý tưởng của người hướng ngoại tối thứ sáu sẽ ngược lại, họ sẽ đến một quán bar đông đúc hoặc một bữa tiệc nào đấy. Những khái niệm này không mang tính tuyệt đối; và có xu hướng tự dán nhãn, khuôn mẫu và khái quát hóa của cả hướng nội lẫn hướng ngoại. Không phải tất cả những người hướng nội đều thích đọc sách và luôn thích ở một mình, và không phải tất cả những người hướng ngoại đều thường thích ở các bữa tiệc lớn và các trò chơi vận động mọi lúc – nhưng phần lớn thời gian họ sẽ làm như vậy.

Điều quan trọng cần nhớ là mỗi người đều có những đặc điểm hướng nội và hướng ngoại, quan trọng là thiên về trạng thái nào. Một người hướng nội cũng có thể xuất hiện ở các cuộc tụ họp nhiều người cũng như một người hướng ngoại cũng có thể ngồi một mình trong một quán cà phê đọc sách. Sự khác biệt ở đây đó là là sự giới hạn và khoảng thời gian “tồn tại” trong các môi trường này trước khi họ lại phải nạp năng lượng bằng các nhân tố yêu thích của mình.
Tất nhiên, không hoàn toàn sẽ là như vậy. Tiến sĩ Michael Ashton, giáo sư Khoa Tâm lý học thuộc Đại học Brock, chuyên ngành nghiên cứu về nhân cách, cho biết: “Bạn có thể nghĩ về hướng nội- hướng ngoại như là một sự thay đổi liên tục, do đó không có đường phân cách rõ ràng giữa những người hướng nội và những người không phải là hướng nội. Rất có ít người là hướng nội thuần hay hướng ngoại thuần, và hầu hết là ở giữa hai tính cách đó”.
Những cá nhân có hai thái cực như vậy được gọi là ambivert, mặc dù hầu hết chúng ta sẽ thiên về tính cách kia nhiều hơn. Theo Jung, “Không bao giờ có chuyện một người hướng nội thuần hoặc một người hướng ngoại thuần. Một người đàn ông như vậy sẽ ở trong trại thương điên mất.”
Susan Cain, cựu luật sư của tập đoàn và là chuyên gia tư vấn về Wall Street, và tự nhận xét mình là người hướng nội đã nhấn mạnh một quan điểm trong chương trình TED và RSA nổi tiếng dựa trên cuốn sách bán chạy nhất của cô bởi nhà xuất bản New York Times, Hướng Nội- Sức mạnh của sự yên lặng trong thế giới nói không ngừng: “Trong một thời gian dài, chúng ta đã nhìn nhận tính hướng nội như là nhược điểm và chúng ta đã đánh giá cao tính hướng ngoại như là ưu điểm. […] Tầm nhìn của tôi về thế giới thực sự là một thế giới nơi nó là âm và dương. Có không gian dành cho những người hướng ngoại và có không gian cho những người hướng nội và nó luôn cân bằng”.
6 lầm tưởng kinh điển về tính hướng nội 1. Tất cả đều nhút nhát và ngược lại Nhút nhát thường bị nhầm lẫn với hướng nội và vô hình chung hai từ này được hiểu theo nghĩa tương đương nhau. Nhưng tác giả, chuyên gia tư vấn nổi tiếng Susan Cain người Mỹ đã chỉ ra rằng Bill Gates cũng là người hướng nội nhưng không hề nhút nhát. Ông thích yên tĩnh, ham đọc sách và không bị làm phiền bởi những gì người khác nghĩ về mình. Theo Sophia Dembling – tác giả của cuốn sách nổi tiếng The Introvert’s Way: Living a Quiet Life in a Noisy World cùng một nhà thần kinh học chuyên nghiên cứu về sự nhút nhát mà bà từng tiếp xúc thì hai định nghĩa này hoàn toàn chẳng có gì giống nhau. Hướng nội là sự tái tạo và gia tăng năng lượng trong thời gian được yên tĩnh một mình. Còn nhút nhát là một hành vi sợ hãi trong một tình huống giao tiếp xã hội. 2. Không thích nhiều người xung quanh mình Có rất nhiều những cái nhìn tiêu cực đối với người hướng nội như lo lắng cho họ, không thích, hoặc phán xét….. Nhưng đơn giản chỉ là họ có cách thức tương tác với xã hội hoàn toàn khác. Người hướng nội cần và thích thú là được tận hưởng “sự cô đơn” nhiều hơn người hướng ngoại. Điều này không nên nhầm lẫn với sự chán ghét, chống đối xã hội hay không thiện chí kết bạn. Những điều tính cách hướng nội làm cũng như phần lớn số đông còn lại đó là duy trì những mối liên kết. Có khác là do họ xem trọng chất lượng hơn số lượng. Họ tập trung vào một vòng tròn nhỏ của những mối quan hệ thân thiết nhưng đồng thời cũng duy trì một mạng lưới rộng lớn những sự quen biết khác. 3. Không thể trở thành những nhà lãnh đạo tốt hay diễn giả giỏi Bill Gates, Abraham Lincoln, Gandhi cùng nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng khác trong lịch sử cũng là người hướng nội. Cũng theo khảo sát của USA Today, 4 trong số 10 giám đốc điều hành hàng đầu đều có tính hướng nội. Về công việc diễn giả hay phát biểu trước đám đông thì những cá nhân hướng nội hoàn toàn thừa khả năng vượt mặt phe hướng ngoại. Lý giải về điều này theo Dembling là do họ tập trung vào việc chuẩn bị và suy nghĩ kỹ trước khi nói nên có thể thực hiện công việc này một cách hoàn hảo. 4. Có nhiều tính cách tiêu cực kèm theo Do sở thích muốn ở một mình nên tính cách hướng nội thường bị đánh đồng với trầm cảm. Quan niệm sai lầm này xuất phát từ việc những người hướng ngoại tìm thấy được niềm vui cũng như động lực từ những sự tương tác xã hội. Do đó việc ở “một mình” trong một thời gian làm họ cảm thấy buồn chán nên sẽ dẫn đến tình trạng “suy bụng ta ra bụng người” đối với phe hướng nội. Thực chất những người hường nội tách bạch rõ sự tĩnh mịch với sự cô độc. Chỉ là họ thích dành thời gian để suy nghĩ và phân tích. 5. Hướng nội thường thông minh và sáng tạo hơn hướng ngoại Có rất nhiều nghệ sĩ và nhà tư tưởng nổi tiếng thế giới là người có phong cách điềm tĩnh như: Albert Einstein, Marcel Proust, Charles Darwin…..Người hướng nội được nhận xét là: thông minh hơn, độc lập hơn, tinh tế hơn, nhạy cảm hơn….(theo bài viết Caring For Your Introvert của nhà báo nổi tiếng kiêm tác giả Jonathan Rauch) nhưng thật sự không phải là họ bẩm sinh sở hữu được những ưu điểm này. Tất nhiên phe hướng ngoại luôn được đánh giá là cực kỳ thông minh và sáng tạo do họ có cơ hội bộc lộ rõ ràng nhiều ý tưởng hay với mọi người. Nhưng theo Dembling, nếu thiếu một trong hai tính cách trên thì công việc khó mà hoàn thành. Kiểu như một người vạch ra kế hoạch hoàn chỉnh còn một người biết cách áp dụng nó. 6. Có thể dễ dàng kết luận một người là hướng nội hay hướng ngoại Người hướng nội hoàn toàn có thể đến một buổi tiệc và bắt chuyện với hầu hết mọi người mà vẫn cảm thấy thoải mái. Nhưng khi trở về nhà họ lại chỉ muốn nằm trên giường đọc sách và nhâm nhi một tách trà như một cách tái tạo năng lượng. Do cái nhìn “thiên vị” của xã hội với tính cách hướng ngoại nên nhiều người hướng nội buộc phải quen với việc “gồng” mình cư xử như một người hướng ngoại trong tương tác xã hội hàng ngày tuy thật sự trong lòng họ có thể cảm thấy không thoải mái. Cuối cùng, theo Dembling, họ “nhập vai” người hướng ngoại rất xuất sắc nhưng luôn cần thời gian yên tĩnh để quân bình lại. Người hướng nội hành xử cũng giống như tất cả những người khác và thích giao tiếp xã hội. Chỉ khác là họ thể hiện theo cách khác với những người hướng ngoại. |
Cô tiếp tục sử dụng một ví dụ giải thích cách mà Apple, thương hiệu gắn liền với cái tên Steve Jobs, một người lãnh đạo huyền thoại, lôi cuốn, mạnh mẽ trái ngược với Steve Wozniak, một người tự nhận mình là hướng nội và là “bộ não” đằng sau phát minh tuyệt vời của máy tính Apple. Cô nói rằng: “Để cho người hay thích sự tĩnh lặng tự mình đi ra ngoài suy nghĩ một mình và sau đó anh ta sẽ quay lại tiếp tục làm việc với cộng sự của mình. […] Trong các công ty, các đội nhóm làm việc hiệu quả nhất là những đội, nhóm có sự kết hợp của những người hướng nội lẫn hướng ngoại. Hai tính cách này thực sự thu hút nhau và thực sự cần nhau. “Câu nói xưa cũ có nói về sự đối lập phản ánh đúng điều này. Nếu bạn là một người yêu thích sự yên tĩnh, bạn có thể kết bạn hoặc hẹn hò với một người có sự cân bằng tính hướng nội, chẳng hạn như hòa đồng, dễ gần, vv…
Tiến sĩ Marti Olsen Laney, tác giả của cuốn The Introvert Advantage: How to Thrive in an Extrovert World đã từng nói, “Nhìn chung, sự tồn tại của người trong các môi trường được tối ưu khác nhau có xu hướng làm tăng cơ hội sống sót trong cuộc đua của con người. Đó là cách mà thiên nhiên đang bảo tồn các loài sinh vật của mình. “
Hơn nữa, trong lớp học và nơi làm việc của chúng ta hiện nay đang được thiết kế để ủng hộ, nâng cao và khen ngợi những người hướng ngoại, nó xuất hiện quá nhiều mà bạn có thể nhận thấy rõ. Bàn học trong các lớp học tiểu học được phân theo nhóm, các căn phòng hội thảo được xây dựng hình tròn để làm sao cho tất cả mọi người nhìn thấy nhau, mặt đối mặt. Các xu hướng mới trong thiết kế đang làm cho văn phòng trở nên cởi mở hơn- nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu có những nhân viên thực sự thích làm việc trong những căn phòng riêng tư của mình? Điều gì sẽ xảy ra nếu có sinh viên học tập tốt hơn và đạt được điểm số cao hơn khi độc lập hơn là với việc làm việc với người khác?
Ảnh : Lifehack
“Nếu bạn gom một nhóm người và đặt họ vào trong một cuộc họp và cùng nhau thảo luận bất kỳ thứ gì, thì ý kiến của người nói nhiều nhất, người có sức thu hút nhất hay người quyết đoán nhất – thì những người khác hay có xu hướng sẽ theo người đó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã xem xét điều này – không có tương quan nào giữa việc người nói hay nhất và người có những ý tưởng hay nhất “, Susan Cain cho biết.
“Tôi lo lắng rằng có những người có vị trí quyền lực vì họ là những người giỏi ăn nói, nhưng họ lại là người không có những ý tưởng hay cho lắm. Người ta dễ nhầm lẫn giữa khả năng hung biện với tài năng. Nếu ai đó có vẻ như là một người thuyết trình tốt, hòa đồng, và những đức tính đó sẽ được đánh giá cao. Vâng và tại sao? Vì được cho là những đặc điểm đáng quan tâm, chúng ta đang đánh giá cao việc thuyết trình nhưng không đủ nhận xét về sự tư duy và các suy nghĩ phản biện “.
Ngoài ra, những lúc người hướng nội giả vờ hướng ngoại không phải là không có. Đôi khi, họ không có lựa chọn nào khác. Đối với các tình huống như phỏng vấn việc làm, thuyết trình hay các sự kiện xã hội, những người hướng nội thậm chí có thể bị nhầm lẫn với người ngoại đạo bởi vì họ đã học cách che giấu tính hướng nội trong mình và có thể nói chuyện với trước đám đông công một cách tự tin. Trong một khoảng thời gian ngắn, đây là một khía cạnh rất tốt dành cho một người hướng nội để thực hiện các tính cách hướng ngoại của mình và bước ra khỏi vùng an toàn ấy. Susan Cain nói thêm: “Nhưng về lâu dài, giữ đúng tính khí của bạn là chìa khóa để tìm công việc mà bạn yêu thích và công việc có ý nghĩa.
Điều này không có nghĩa là giao tiếp và xây dựng đội ngũ – khối xây dựng cơ bản của mọi tổ chức – là không quan trọng, nhưng còn về sự sáng tạo và các dự đoán? Người hướng nội được cho là sẽ làm việc hiệu quả hơn như thế nào xung quanh họ không có các yếu tố gây sự kích thích. Chúng ta cần phải tôn trọng và ủng hộ cả những người hướng nội lẫn người hướng ngoại để họ có thể tỏa sáng và thành công trong những môi trường làm việc phù hợp. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục giữ quan điểm lập kế hoạch các cuộc họp nhóm và tổ chức các bữa ăn tối, tiệc tùng mà bỏ qua sự phát triển và sự sáng tạo của cá nhân thì chúng ta cũng dễ bỏ qua và đánh giá thấp tài năng, phẩm chất của nhiều bạn hướng nội xung quanh.
Mặc dù người hướng nội có thể phù hợp với các ngành nghề như kế toán viên, nhà văn, thiết kế đồ hoạ, lập trình viên máy tính, hay các kiểu nghề nghiệp khác có ít tính tương tác xã hội – mà họ cũng còn có thể thành công trong các lĩnh vực sự nghiệp khác, thậm chí là những lựa chọn nghề nghiệp khác như kinh doanh, luật sư nữa. Như đã nói ở trên, những người hướng nội thường có thể che giấu tính cách này của mình trong công việc. Thậm chí người hướng nội cũng có khả năng làm nổi bật thế mạnh và sử dụng nó như một lợi thế. Chẳng hạn như việc nói chuyện trước công chúng, ví dụ; người ta cho rằng cơn ác mộng tồi tệ nhất của người hướng nội là việc phải nói trước đám đông, nhưng đối với họ, nói trước hàng ngàn người thực sự là một áp lực so với việc trò chuyện trong một nhóm chỉ vài người, và họ quan tâm đến sự tư duy tỉ mỉ, thái độ điềm tĩnh và sự tự tin sâu bên trong.
Tương tự như vậy, người hướng nội nếu làm ở vị trí quản lý thường có xu hướng kết nối và có mối quan hệ tốt hơn với cấp dưới của mình. Bởi vì họ hiểu được tầm quan trọng của công việc cá nhân và sự riêng tư nên họ có nhiều khả năng để nhân viên phát triển ý tưởng và kết nối cùng nhau trong tập thể. Trong khi người quản lý hướng ngoại có xu hướng sẽ phấn khích và đề cao ý tưởng của mình và ý tưởng của nhân viên khác hay bị lãng quên. Người hướng nội khi tạo quyết định hay tính toán sự rủi ro thật cẩn hơn là mang tính chộp giật, bốc đồng.
Cain nói: “Nếu bản thân bạn không phải là người hướng nội, bạn chắc chắn sẽ nuôi dạy con cái, quản lý nhân sự hoặc kết hôn với một người hướng nội.”
Ashton gợi ý rằng khi đối xử với những người hướng nội, “Hãy ghi nhớ rằng sự thiếu tự tin bên ngoài của họ không có nghĩa là họ thiếu khả năng. Hơn nữa, sở thích của họ là tự làm mọi việc không nhất thiết phải là dấu hiệu của sự ích kỷ hay sự khinh thường người xung quanh. “Lần sau nếu bạn thấy họ đang nhìn chằm chằm vào khoảng không gian nào đó, bạn không nên hỏi các câu hỏi như,” Có chuyện gì vậy?” hoặc “Mọi thứ ổn chứ? “Rất có thể, họ không có gì cả, chỉ là họ cần nguồn năng lượng thôi.
Tự đánh giá và tự soi xét rất quan trọng để giúp bạn tiếp tục khám phá những điểm mạnh và điểm yếu để chúng ta có thể xác định được cơ hội và làm việc cùng nhau trong sự hòa hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng không kém là chúng ta tìm hiểu để hiểu rõ những người khác theo tính cách bẩm sinh của họ – dù cho là hướng nội hay hướng ngoại – để chúng ta có thể đánh giá đúng năng lực của họ.
Đối với những người hướng nội, hãy làm như một chuyên gia hướng nội vậy, Susan Cain tự nói với mình rằng: “Hãy dùng thời gian rảnh rỗi theo cách bạn thích, không phải theo cách bạn nghĩ. Ví dụ như ở nhà vào đêm giao thừa nếu điều đó khiến cho bạn hạnh phúc. Tạm quên đi những cuộc họp ở ủy ban. Hãy băng qua đường thật thầm lặng để không nói chuyện với những người quen biết. Đọc sách, nấu ăn, chạy bộ hay đơn giản là bạn tự viết ra cái gì mà bạn muốn..”
Theo một câu nói khá đơn giản và thanh lịch của Gandhi, “Bằng hành động rất đỗi nhẹ nhàng, bạn có thể rung chuyển cả thế giới.”