Hướng NộiXã Hội

Hướng nội, xin đừng đổ lỗi cho tính hướng nội

Khi đọc báo, nghiên cứu về chủ đề này, mình đã hiểu hơn một chút về bản thân. Cho đến nay, đã phần nào khắc phục một phần nào đó điểm yếu và phát huy được một phần điểm mạnh của hướng nội.

Nhưng vẫn còn khá nhiều bài viết hơi u ám, hơi tự cho rằng vì hướng nội sẽ thế này sẽ như thế kia.

Nhiều lúc như thế các bạn sẽ vô tình bó buộc con người mình trong một giới hạn an toàn nhất định không chịu cởi mở, không chịu đón nhận những điều tốt đẹp thế giới bên ngoài.

Nhưng ý của mình không nhấn mạnh chuyện, này bạn, bạn lo mà thay đổi đi, bạn ít nói thì bạn nói nhiều lên. Bạn chậm chạp thì ngày mai nhanh nhẹn lên. Bạn chán ghét cuộc sống tiệc tùng xã hội thì ngày mai bạn hãy tập cách yêu thích nó. Không, không phải là như thế.

Mà là sự thích nghi, sự ứng biến trước những hoàn cảnh tác động mang lại. Trong thế giới sinh vật, sự tiến hóa từ bò sát – > chim -> thú cho thấy những ví dụ rất điển hình; loài vật nào có thể thích nghi trước sự biến đổi của khí hậu môi trường và thích nghi (thể hiện ra cấu trúc bên ngoài, cá lên bờ và tiến hóa thành những con thú vì nước cạn, nhiệt độ môi trường tăng đột ngột) thì sẽ sống, còn lại những loài nào không thể thích nghi nổi thì bị diệt vong.

Tự bao giờ chúng ta có quyền đổ lỗi cho hướng nội thế ?

Hướng nội chỉ là một trong những tính cách trong hàng loạt tính cách khác của con người. Tính cách sẽ giúp bạn định hình về chính bản thân mình sau này. Nhưng bạn cũng cần nhớ, tính cách luôn có hai mặt, điều gì bạn cần nên phát huy, giúp bạn tự hào và hạnh phúc với chính mình và điều gì cần hạn chế để không cho nó bùng phát và gây hại đến cả mình và người khác. Chứ không phải là bạn “lạc trôi” theo nó để rồi khi gặp chuyện, bạn lại đổ lỗi cho nó. Tại vì tôi thế này, tại vì tôi thế kia mà giờ thành ra tôi thế này.

“Vì tôi hướng nội, nên tôi không thích giao tiếp.”

“Vì tôi hướng nội nên tôi ghét hướng ngoại.”

“Vì tôi hướng nội, nên tôi không tìm được người bạn đời phù hợp.”

………..

Những điều này mình đồng ý với bạn một phần, mình cũng không thích giao tiếp quá nhiều, chỉ có thể trò chuyện và chơi với được những người nhất định và cũng rất ít tham dự bữa tiệc tùng ngoài trời trừ khi có chuyện gì đó đặc biệt. Nhưng không phải rằng, bạn tự vin vào chuyện bạn tự dán nhãn mình là hướng nội để rồi bạn tự giam hãm chính mình.

Jess Lee, CEO của website công nghệ thời trang Polyvore, một người phụ nữ gốc Hong Kong có tiếng ở tiếng ở thung lũng công nghệ Silicon, cô cũng từng cho biết rằng tính hướng nội của cô đã từng ngăn cản cô tham dự các hoạt động networking và mở rộng mối quan hệ ở Polyvore trong những năm đầu tiên dù cho triển vọng thu hút gọi vốn đầu tư là rất lớn.

Tuy nhiên cô lại từ chối không tìm kiếm các mối quan hệ của mình để thành công cho đến khi cô nhận ra sai lầm rồi tự thay đổi mình. Nhờ vào sự xoay chiều mang tính tích cực này, cô ngày càng có được sự đóng góp ý kiến đầy ý nghĩa của nhiều nhà sáng lập khác. Dần dần sau này,  cô đã vượt qua cái bóng sợ hãi trong quá khứ, cô cũng phải phát biểu với tư cách là CEO dù cho những lần đầu cô phải đi cùng chuyên viên tâm lý xã hội của mình. Điều đặc biệt là, nhờ vào việc nhường quyền phát biểu cho các nhân viên của mình, cô đã phần nào tự tin và thể hiện bản thân tuyệt vời hơn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn trò chuyện với người khác khi chủ đề đó bạn rất quan tâm nhưng bạn lại “thôi, mình hướng nội mà, mình không thích nói chuyện”, chẳng phải như vậy sẽ rất dở hay sao? Ok, những lúc bạn ghét chuyện phiếm bạn có thể tránh, tuy nhiên đến lúc bạn gặp chủ đề hay và muốn phát biểu thì lại im re?

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đi làm, bạn rất thích nghề sales, hướng dẫn viên du lịch ( dù cho những đặc điểm nghề này không hợp với hướng nội cho lắm). Bạn yêu nghề nhưng vì bạn tự dán nhãn “mình hướng nội nên mấy nghề này cancel hết”. Như thế vô hình chung ( trung) bạn bỏ lỡ đi cơ hội để được phát triển kỹ năng xây dựng bản thân lẫn nghề nghiệp đó thôi ?

 

Vậy thì hướng nội sẽ thích nghi thế nào trong xã hội chuộng hướng ngoại ?

Điều đầu tiên là phải chấp nhận sự hướng ngoại, bạn ghét cũng được nhưng không nên cho rằng hướng nội là nhất, là ưu việt. Còn hướng ngoại thế nào thì mặc kệ không quan tâm. Đừng bám víu quan điểm này vì bạn sẽ chịu nhiều thiệt thòi.

Thay vì phải trốn chạy đầy mệt mỏi thì bạn nên đối mặt. Có câu khá nổi tiếng “ Đau một lần rồi thôi”. Nếu ai đó có hỏi “Tại sao em ít nói thế”. Thay vì bạn phải giải thích, bạn có thể nói “Chỉ là tôi đang suy nghĩ xem cần phải nói những gì” hoặc “Tôi vẫn đang lắng nghe ý kiến của mọi người và xin được phép đưa ra câu trả lời sau cùng”. Hoặc cùng lắm khi không nói được gì hết, bạn có thể cười một chút “Vì mọi người nói hay quá, em đang tổng hợp lại và chờ đến lượt mình tiếp theo”. Một ví dụ đơn giản cho sự thích nghi.


Ảnh :Andy Mort

Còn không, cứ chơi với một nhóm bạn thân, hoặc nhóm bạn chả thân cũng được. Miễn sao bạn tập thói quen “xàm xàm” với họ thì khi gặp người lạ, bạn còn bớt tính bỡ ngỡ.

Bạn cũng cần tập chủ động trong mọi tình huống giao tiếp khác nhau. Nếu bạn chưa quen nói chuyện với người lạ thì bạn hãy thử khi đi xe buýt, khi đi hội chợ, bạn đứng xem một chương trình gì đó và tập hỏi người khác bằng những câu hỏi ( dù cho câu trả lời bạn biết thừa). Cách hỏi người khác trong đám đông sẽ giúp bạn dần dần tự tin, bớt đi sự nhút nhát.

Hãy học một số cách nhận xét để giúp cho cuộc hội thoại có thể diễn ra bình thường, duy trì nó bằng một số câu hỏi “mồi chài”. Sự duy trì này cần có một vài thủ thuật nho nhỏ về cách đưa ra quan điểm và lời nhận xét. Gỉa sử nếu chủ đề có liên quan đến phim ảnh thì sau đây là vài câu hỏi tham khảo :

  • Bạn xem phim đó chưa ?
  • Nội dung phim nói về gì ?
  • Bạn thích gì trong bộ phim ?
  • Bạn có hiểu gì về thông điệp truyền tải không ?
  • Bạn thích cảnh quay nào nhất ?
  • Mình đang tự hỏi vì sao nó lại trở nên nổi tiếng vậy nhỉ, bạn có nhận xét gì không?

Đây chỉ là vài tip rất nhỏ trong giao tiếp. Trừ trường hợp ban đầu bạn chỉ muốn yên tĩnh và không muốn nói chuyện với ai vì vài lý do; nếu bạn thấy chủ đề hay bắt mắt và bạn tự nhiên muốn lên tiếng thì xin hãy làm điều đó. Chứ không phải lúc bạn muốn lên tiếng mà lại dán nhãn cho mình hướng nội ghét nói chuyện với người lạ là lại thôi là dừng ngay lập tức. Ấy, đâu phải như vậy. Hướng nội đâu phải thế.

Có một lần, mình đi quán phở và ngồi bên kia có một chú đang ăn. Chú nhìn ra ngoài xe và mình thấy trên xe của chú có đàn guitar điện khá bự. Lúc đó chú đứng dậy sang bàn mình lấy ớt. Vốn yêu thích âm nhạc nên mình hỏi chú đôi câu về đàn rồi lại cắm cụi mặt ăn tiếp cho xong bữa. Tất nhiên là không phải khi nào 100% trường hợp mình toàn chủ động như vậy. Liệu cơm mà gắp mắm. Đơn giản chỉ có vậy.

Nếu bạn chưa tự tin giao tiếp, hãy cải thiện.

Nếu bạn chậm chạp, hãy cải thiện.

Nếu bạn chưa tìm được người bạn đời như ý, hãy học hành, yêu thương bản thân mình trước.

Hướng nội không hề liên quan đến lỗi chủ quan của chúng ta đâu.

Hướng nội đẹp, xin đừng đổ tất cả những gì không vui trong một ngày lên nó.

Loading

Huy Đức

Tư vấn giao tiếp, công việc, hướng nghiệp, công việc và mối quan hệ cho người hướng nội. Email: info@bloghuongnoi.com Phone 0977.201.561 Skype : shinwa0204

Related Articles

Trả lời

Back to top button