Công ViệcTản Mạn- Viết Lách

Làm sao để tìm ra được niềm đam mê thật sự của bản thân ?

Một trò chơi điện tử thời thơ ấu đã gợi lại cho tôi về sự thật khắc nghiệt để đi đến sự thành công, đó là trò Super Mario. Bất cứ khi nào Mario đã tiến vào trong vào lâu đài, vượt qua những cái bẫy tưởng chừng như không bao giờ có hồi kết rồi đánh bại trùm cuối, và Mario của chúng ta lại thấy một con cóc bảo với anh ta rằng công chúa không có ở đây, mà ở một lâu đài khác.

Tôi ghét khoảnh khắc đó, nhưng trải nghiệm lặp lại đó cũng giống như bất cứ trong mỗi chúng ta tìm kiếm niềm đam mê của mình. Họ tìm thấy thứ mà họ ưa thích, theo đuổi nó, và sau khi trải qua một loạt các rắc rối, nhận ra rằng đời không như là mơ. Cứ như vậy, họ lại đi tìm một niềm đam mê khác mà họ cảm thấy dễ bị thu hút.

Ảnh : Super Mario Bros.

Chẳng hạn, một người đàn ông có tên là A. Sau khi một số người đã dành lời khen cho các bức tranh của mình, ông ta cho rằng niềm đam mê thực sự của ông là nghệ thuật. Sau đó ông ta tưởng tượng ra các loại hình nghề nghiệp mà anh có thể có như là một nghệ sĩ và những người sẽ ca ngợi anh vì thành quả đó.

Mặc dù đã có một khởi đầu thú vị trong việc học cách trở thành một nghệ sĩ, nhưng ngay khi nhận ra rằng vẽ tranh và bán tác phẩm thật quá khó, anh ta dần dần mất hứng thú và tìm kiếm cái gì mới để làm. Và có vẻ như điều này đang xảy ra với rất nhiều người.

Họ có thể không theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật, nhưng họ lại đang theo đuổi những mục tiêu khác ban đầu họ muốn nhưng lại thấy khó chịu nếu cứ tiếp tục theo đuổi.

Bất cứ điều gì bạn tin tưởng về niềm đam mê, cơ hội thì có vẻ như bạn đang hơi sai sai và nên ném tất cả những ý tưởng đó vào sọt rác.

Vì sao

Vấn đề nằm ở thời thơ ấu của bạn

Thời thơ ấu của chúng ta đôi lúc nếu nhìn lại, đó là “rào cản” để chúng ta tiến lên phía trước và tìm thấy con đường mình phải đi và khám phá được rằng chúng ta yêu thích cái gì. Chúng ta luôn có hương vị của cuộc sống và xem những gì khiến cho chúng ta hạnh phúc.
Nhưng vấn đề thường bắt đầu khi bạn được xếp vào lớp có 20 học sinh khác cũng có nét tương tự. Thông thường, điều này sẽ giúp bạn nâng cao các kỹ năng xã hội. Nhưng để hiểu được niềm đam mê là gì thì con người cần phải nhận thấy rằng họ đang có gì nổi trội hơn người khác ở một thứ gì đó.

Đó có thể là bạn vẽ đẹp hơn người khác, chơi đàn piano tốt hơn người khác, hoặc chơi thể thao tốt hơn so với những người khác mà tự nhiên bạn sẽ hào hứng với lĩnh vực đó. Và khi bạn sống trong môi trường mà những người khác có khả năng vượt trội hơn bạn trong những thứ bạn yêu thích, bạn sẽ có nhiều khả năng “trốn tránh” những hoạt động này để không phải nhìn thấy người ta làm tốt hơn mình.

Điều này làm cho bạn khó nhận ra được niềm đam mê của bạn bởi vì bạn đang phải “cạnh tranh” với những học sinh khác trong lớp. Do đó, tỷ lệ % mà bạn sẽ thấy mình giỏi hơn người khác trong một kỹ năng cụ thể ngày càng giảm. Và điều này làm bạn tin rằng bạn chỉ thuộc về nhóm”trung bình”.

Ảnh : Whuut

Niềm đam mê bắt nguồn từ cảm giác như bạn “nằm ngoài quy luật” và điều đó xảy ra khi bạn nhận ra bạn cảm thấy mình giỏi hơn người khác về thứ gì đó. Nó có thể rất nhỏ nhoi không đáng kể, nhưng bạn có được một cảm giác ưu thế khi bạn trội hơn người nào đó trong một bài kiểm tra, một trò chơi, hoặc thậm trò đỏ đen.

Cho dù đó là viết lách, vẽ, hay chơi thể thao thì nên tập trung vào kỹ năng đó để phát triển.

Khi học tiểu học, tôi đã có một thời gian học tập khó khăn khi ở lớp 30 người. Nếu tôi gặp khó khăn gì, tôi thường tự mình làm vì giáo viên cũng đã phải “vật lộn” từng ấy học sinh trong lớp. Nếu tôi nghĩ rằng tôi giỏi ở thứ gì đó, tôi cũng nhận ra rằng có 15 bạn khác cũng làm được như vậy, tự nhiên mất cảm giác hứng thú.

Tuy nhiên, khi cha mẹ tôi chuyển trường cho tôi vào lớp 12 học sinh trong học kỳ tiếp theo, sự hứng thú của tôi đối với việc học tăng lên rất nhiều bởi vì tôi cảm thấy mình nổi trội hơn so với các học sinh khác trong một kỹ năng hoặc môn học cụ thể.

Và với sự khao khát cạnh tranh đó, tôi vẫn tiếp tục học. Khi nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô giáo nếu tôi có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, thì nay đã trở nên dễ dàng hơn. Đây là thời điểm tôi nhận ra tầm quan trọng của việc học trong môi trường nhỏ so với lớp đông người.

Rất ít giáo viên thích quản lý một lớp học có đông học sinh vì khó mà kiểm tra được thế mạnh và điểm yếu của mỗi học sinh. Tuy nhiên, thời điểm học sinh được ở trong lớp nhỏ hơn, học sinh theo đó học chăm và tiến bộ nhanh hơn. Chúng ngày càng tự tin để thể hiện ra các ý tưởng và tình yêu học tập.

Niềm đam mê bắt nguồn từ cảm giác sự hoàn hảo

Tôi vẫn còn nhớ cuốn sách đầu tiên tôi viết năm lớp 6.  Đó là một cuốn tiểu thuyết vê2 siêu anh hùng mà tôi vẫn tưởng tượng hàng ngày. Nhưng thay vì chỉ mơ mộng, tôi đã có phiên bản sách giấy. Đó có lẽ là lần đầu tiên tôi thực sự chấp nhận thực tế rằng tôi muốn trở thành một nhà văn.

Chẳng hạn như khi bạn là một đứa trẻ nhận ra bạn đang giỏi hơn những thứ khác so với những đứa trẻ khác, cảm giác dễ dàng đạt được điều gì khiến bạn trở nên yêu thích hơn.

Hãy tưởng tượng bạn bắt đầu học lập trình và thấy nó khá dễ. Bạn nhận thấy những người khác xem ý tưởng học lập trình là không thể, thì điều đó sẽ cho bạn những cảm giác tích cực mà bạn đang giỏi hơn.

Trong khóa học lập trình thì chương trình đầu tiên bạn tạo là “Hello World” và điều này tạo ra một sự phấn khởi trong tâm trí. Bạn muốn đi sâu hơn ở chủ đề này và xem bạn có thể đi xa như thế nào.

Sự phấn khích đang “trỗi dậy” này xem như là niềm đam mê bởi vì nó làm bạn muốn trở lại với nó để mở rộng kiến ​​thức của bạn.

Tuy nhiên, sự mâu thuẫn đối lập xuất hiện ở khoảnh khắc này là sự thất vọng. Điều đó xảy ra khi bạn đặt ra những mong muốn ngoài tầm với so với mục tiêu bạn muốn giành lấy.

Chẳng hạn, trong khi bạn đang học cách lập trình, bạn toàn tự cho mình mục tiêu làm sao để tạo được một phần mềm hữu ích vào cuối tháng. Nhưng mỗi ngày trôi qua, bạn vẫn bị mắc kẹt trong việc tạo ra những phần đầu tiên của nó và thất vọng của bạn ngày càng tăng lên khi bạn ngày càng đặt ra ít nỗ lực. Bạn càng liên tục hoàn thành quá sức thì bạn càng có khuynh hướng muốn tránh né, và cuối cùng bạn chẳng làm gì nên hồn.

Hãy tìm thấy bạn đang giỏi về cái gì và đặt kỳ vọng thực tế. Xem xét đến những gì bạn có thể làm được với các kỹ năng bạn đã học được và thực hành. Nếu bạn đang học cách lập chương trình hay phần mềm, đừng vội tưởng tượng ra hàng loạt những ý tưởng triệu đô.

Hãy tưởng tượng các chương trình hay ý tưởng phần mềm vui nhộn từ những gì bạn đã học. Đó là cách bạn giữ niềm đam mê đó được lâu bền.

Đôi khi bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc “phá cách”

Mặc dù trường cao đẳng và đại học là những nguồn lực & cơ hội tuyệt vời để bạn trở thành một bậc thầy trong lĩnh vực nào đó, điều đó không có nghĩa đó là cách duy nhất để bạn thành công. Người ta hay nói rằng khi bạn đặt chân vào trường học, đó là lúc bạn thu hẹp sự lựa chọn trong các kỹ năng cho đến khi nó chỉ là kỹ năng thông thường mà hàng trăm người khác rồi cũng sẽ có.

Ví dụ, khi bạn đang học tiểu học, bạn có thể chọn 100 thứ khác nhau. Vào thời điểm bạn học cấp 3 thì con số này giảm còn có 12.

Nhưng khi bạn lên đại học, nó giảm xuống còn 1-3. Và những lựa chọn đó không phải là những gì bạn thực sự mong muốn. Đôi khi chúng là những sự lựa chọn mang tính logic nhiều hơn do áp lực của đồng nghiệp hay mức lương mà thôi.

Học sinh trung bình sẽ không theo chuyên ngành nghệ thuật nhiếp ảnh vì đó không phải là sự lựa chọn nghề nghiệp tuyệt vời để vươn lên. Tuy nhiên, nếu người đó yêu thích mảng thời trang, họ có thể tạo ra một blog chuyên thiết kế thời trang.

Đây là tầm quan trọng của việc kết hợp sự yêu thích và các kỹ năng cá nhân của bạn một cách hài hòa. Các kỹ năng khác mà ở trường học sẽ không dạy như sự hài hước và cảm nhận.

Một vấn đề mà mọi người đang mắc phải họ chỉ được phép có một niềm đam mê để phát triển nghề nghiệp. Nếu họ thích yêu ngành Luật thì con đường sự nghiệp chính mà họ có thể thấy mình tham gia là trở thành Cảnh sát hoặc Luật sư.

Cách đúng đắn để khám phá niềm đam mê của bạn là biết bạn có thế mạnh về cái gì và kết hợp các kỹ năng sẵn có với nhau. Cho dù điểm mạnh của bạn liên quan đến nghệ thuật, hài hước, tích cực, viết lách, hoặc bất cứ điều gì tạo nên BẠN, thì hãy nhớ kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra một thứ mà bạn không bao giờ biết là chúng đã tồn tại.

Nếu một người yêu lịch sử cũng có hứng thú với nghề vẽ, anh ta có thể kết hợp các kỹ năng của mình để tạo ra một số truyện tranh thú vị khiến những khoảnh khắc lịch sử thú vị hơn. Nếu ai đó yêu thích các trò chơi điện tử trong khi bản thân họ cũng rất hài hước, họ có thể tạo ra các video vui nhộn sẽ thu hút hàng triệu người xem.

Hầu hết mọi người không bao giờ chỉ chọn phát triển duy nhất chỉ một kỹ năng để thành công. Đó là sự kết hợp của các kỹ năng và tính cách với nhau. Đôi khi họ thậm chí phải bỏ học vì có những lĩnh vực khác mà họ yêu thích và muốn nâng cao kỹ năng, nhưng hệ thống giáo dục đã không giúp họ làm được điều đó.

 

Loading

Source
The Problem with Searching For Your Passion

Huy Đức

Tư vấn giao tiếp, công việc, hướng nghiệp, công việc và mối quan hệ cho người hướng nội. Email: info@bloghuongnoi.com Phone 0977.201.561 Skype : shinwa0204

Related Articles

Trả lời

Back to top button