
Kinh doanh ngày nay có vẻ khá hợp dành cho người hướng ngoại. Điều đó có ý nghĩa: Là một chủ doanh nghiệp, bạn cần sự thu hút để lãnh đạo nhóm, đàm phán với các đối tác và thường xuyên tham gia gặp gỡ giao lưu với họ. Ngoài ra, bạn cần phải tham gia network với những người mới và cải thiện mối quan hệ với khách hàng.
Với người hướng nội, để có thể giải quyết những trách nhiệm này có thể có vẻ đáng sợ, hoặc thậm chí gây sự lo lắng không hề nhẹ. Người hướng nội có khuynh hướng thích những môi trường yên tĩnh hơn; nhưng điều đó có nghĩa họ sẽ có phải là họ sẽ không bao giờ có cơ hội trở thành những doanh nhân thành công hay không ?
Tất nhiên là không. Nếu bạn là người hướng nội, bạn cũng sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu riêng; và trong khi bạn có thêm một số thách thức khác để vượt qua trong vấn đề kinh doanh thì bạn cũng sẽ có thêm một số lợi thế khác nếu bạn biết cách tận dụng.
1. Chọn lĩnh vực kinh doanh của bạn một cách khôn ngoan
Bước đầu tiên của bạn cần có sự chọn lựa lĩnh vực kinh doanh của mình một cách cẩn thận. Trước khi viết lên kế hoạch kinh doanh, hãy suy nghĩ thật cẩn trọng về ý tưởng ấy và liệu nó sẽ liên quan đến tính cách, nhu cầu về mặt tinh thần và tình cảm của bạn ra sao?
Phát huy thế mạnh của bản thân: Không phải lúc nào cũng như vậy, nhưng thường thì những người hướng nội rất thích thú các công việc mang sự cụ thể, riêng biệt. Ví dụ: bạn có thể thích công việc code hoặc bạn có thể là chuyên gia trong lĩnh vực đồ gỗ. Trong cả hai trường hợp, bạn cần phải tạo dựng công việc kinh doanh mà chúng có thể phát huy thế mạnh của bạn. Gần như chắc chắn bạn có thể làm một cái gì đó hoặc một điều mà người hướng ngoại khó có thể thích hợp. Vậy nên, bạn hãy xác định và từ từ khai thác.
Giảm thiểu nhu cầu tương tác. Khi bạn bắt đầu lên kế hoạch kinh doanh, hãy chọn một mô hình không đòi hỏi nhiều tương tác cá nhân. Ví dụ: bạn có thể không muốn tham gia vào những buổi tư vấn hoặc khóa đào tạo có quá nhiều người tham gia nếu bạn cũng cảm thấy không hào hứng gì với họ. Bạn cũng có thể muốn dựa vào các công cụ hữu ích để xây dựng doanh nghiệp hơn là làm cùng những người khác.
Khởi đầu chầm chậm: Dù công việc kinh doanh của bạn là gì, hãy bắt đầu từ từ. Chỉ tuyển dụng những người mà bạn thực cần; theo cách đó, bạn có thể dần dần quen với vai trò của mình và tránh được sự quá tải của bản thân với những người mới và các tình huống không mong muốn.
2. Tìm người đồng hành cùng nhau tiến bộ
Nếu bạn thực sự là người hướng nội, việc tìm được người đồng hành trong khởi nghiệp và các bạn nhân viên nhằm bồi đắp và xây dựng tính cách lẫn kỹ năng sẵn có bao giờ cũng rất tốt. Ví dụ: nếu bạn không ưa chuyện có ý tưởng làm quảng cáo với người lạ và không thích nói chuyện với người không quen biết, bạn có thể hợp tác với một người hướng ngoại sôi nổi và thẳng thắn và thích những cuộc trò chuyện.
Hướng nội là tập hợp các điểm mạnh và điểm yếu, hướng ngoại cũng vậy. Do đó bạn sẽ cần đến sự hài hòa của cả hai tính cách đó nếu bạn muốn việc kinh doanh của mình được thực hiện tốt nhất.
3. Tạo ra môi trường làm việc mà bạn muốn
Đây là công ty của bạn. Đây là thương hiệu của bạn. Bạn cần xác định rõ ràng và xây dựng môi trường theo cách bạn muốn. Rõ ràng, bạn phải xem xét các giới hạn của tính thực dụng và những gì tốt nhất cho công ty của mình. Tuy nhiên bạn hãy xem xét việc áp dụng các chính sách và giá trị văn hóa ấy liệu có hợp với tính cách hướng nội của bạn. Ví dụ: nếu bạn thích thể hiện ngôn ngữ qua viết lách thay vì cứ phải nói, hãy thử nghĩ đến việc kinh doanh của mình cách xa với tất cả các nhân viên bằng cách bạn làm việc tại nhà.
Nếu bạn không thích ý tưởng về cuộc họp bán hàng, hãy chọn nhiều chiến lược marketing trong nước để đạt được mục tiêu doanh thu của bạn.
4. Sử dụng mạng xã hội và tương tác trực tuyến
Nếu bạn không thích tương tác với mọi người trong thế giới thực, có thể bạn có thể chọn lựa các phương pháp giao tiếp online. Thay vì đi ra ngoài để kết nối các sự kiện xã hội thì bạn có thể thử tiến hành phương pháp này thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Bạn có thể nhờ đến email và tin nhắn tức thời trong suốt thời gian diễn ra và tạo phương án dự phòng về cuộc họp trực tiếp ở các thời điểm bạn thực sự cần đến.
5. Thử giao tiếp xã hội
Tôi không khuyến khích bạn sẽ trở thành doanh nhân luôn thui thủi một mình dù bạn thành công đi chăng nữa. Sớm hay muộn thì bạn sẽ phải giao tiếp với người khác cho dù đó là đối tác, khách hàng, nhân viên hay người cố vấn của bạn. Nếu bạn không giỏi giao lưu với mọi người ở thế giới bên ngoài, hoặc muốn né tránh thì nên nhớ bạn sẽ phải thực hành để trở nên tốt hơn. Trò chuyện và tương tác là những kỹ năng, giống như bất cứ điều gì khác và bạn có thể điều chỉnh chúng nếu bạn dành thời gian để làm việc với khả năng của mình.
Bắt đầu bằng cách tham dự nhiều sự kiện network nhiều hơn và nói chuyện với những người tham dự khác ở đó. Đồng thời chuyện phát triển các chiến thuật mới để điều hướng cuộc trò chuyện theo cách bạn muốn. Điều này có vẻ khó khăn lúc ban đầu, nhưng bạn sẽ nhận được hiệu quả của chúng.
6. Học cách cảm thấy không thoải mái
Có một vài điều quan trọng cần ghi nhớ ở đây. Thứ nhất, tính hướng nội của bạn không phải là một lời nguyền – đó là một sức mạnh là món quà nếu bạn biết cách vận dụng; và bạn cần phải có khả năng điều phối. Thứ hai, dù bạn có kiểu tính cách gì đi chăng nữa, bạn sẽ phải đối mặt với những tình huống khiến bạn cảm thấy không thoải mái nếu bạn là một người hướng nội. Nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân thành công, bạn cần tỏ ra cảm thấy vô tư hơn với ý tưởng không mấy thoải mái.