
Người hướng nội là người để ý đến tiểu tiết : Phép diễn giải sai lệch
Cái mà mọi người gọi là “để ý từng chi tiết” trong những bài viết hoặc bài quảng cáo sách “Hướng nội là những người để ý chi tiết” ( đây là phép quy nạp sai logic). Nó tương tự như “Những người xăm trổ đầy mình là những người hổ báo, dữ dằn” ( rất ít ai chịu hiểu nghệ thuật xăm mình này nhiều khi chỉ là họ thích thể hiện cái tôi hoặc thử nghiệm làm mới mình), hoặc “Những người hay uống trà sữa hàng ngày là người có tâm hồn bay bổng”. ( đơn giản là sở thích hoặc không biết uống cái gì khác nên gọi trà sữa cho nhanh).
Người xăm trổ đầy mình là người xăm trổ đầy mình, người dữ dằn là người dữ dằn; uống trà sữa là uống trà sữa, còn người có tâm hồn bay bổng là người có tâm hồn bay bổng vì có rất nhiều người như thế này không nhất thiết uống trà sữa. Không đánh đồng các khái niệm này với nhau.
Quay lại với vấn đề để ý tiểu tiết, nếu chịu khó tìm hiểu kỹ thì chứng bệnh tâm lý OCD có liên quan. Các bệnh nhân mắc OCD có lượng cortisol cao hơn người khác, do đó lượng hoocmon cortisol này tác động đến thần kinh, tạo ra sự lo lắng, để ý từng chi tiết rất nhỏ. Các triệu chứng thì nhiều : để ý sự gọn gàng ngăn nắp, để ý từng cấu tạo thành phần nhỏ, quan tâm đến sự cân đối, trật tự, chính xác…( Kiến thức khá dài nên xin trích dẫn một đoạn).
Nếu nói “Hướng nội là những người để ý chi tiết” thì nếu phản biện “Những người để ý chi tiết là người hướng nội thì không đúng”. Trong toán học có nói “Tam giác cân là tam giác có 2 góc bằng nhau”, nhưng nói ngược lại “tam giác có 2 góc bằng nhau là tam giác cân”. Đó là mệnh đề định lý đã được chứng minh và đảm bảo có điều kiện CẦN và ĐỦ. Nghĩa là một tam giác cân sẽ có 2 góc bằng nhau/ một tam giác có 2 góc bằng nhau thì tam giác đó cân, không bàn cãi.
Nhưng nếu có điều kiện ắt có mà không đủ. Ví dụ 2 tam giác bằng nhau thì thế nào cũng có những góc bằng nhau từng cặp một ( mới là điều kiện cần, ví dụ 2 tam giác đều có góc B và C đều là 40 độ); phải thêm điều kiện đủ nữa là 2 cạnh của 2 góc bằng nhau ( 2 cạnh của 2 tam giác đều có số đo m, dm, cm, mm như nhau). Chứ một tam giác có 2 cạnh 16 cm, nhưng tam giác kia 34 cm thì rõ ràng đâu có bằng, nhưng nếu nói có góc bằng nhau thì còn nghe được.
Ví dụ các cặp lý luận sau :
- Con mèo nào cũng có 4 chân
Vậy hễ có 4 chân là con mèo ( vậy các động vật 4 chân như trâu, bò, dê thì ở đâu ) - Bò là loài ăn cỏ
Con vật nào biết ăn cỏ là con bò ( Lẽ ra nên nói là bò là một trong những loài động vật ăn cỏ thì suy ra một trong số động vật ăn cỏ là con bò thì còn có lý) ( Tham khảo Trong phần giá trị của sự lí đảo của sách Luyện lí trí, cụ Nguyễn Hiến Lê )
Còn hướng nội là A, là B, là C………thì bạn thử đảo ngược lại xem có đúng ?
Phải nói là người hay để ý tiểu tiết hoặc dễ lo lắng thường có lượng cortisol cao ; nói lại những người có lượng cortisol cao là những người hay để ý tiểu tiết hoặc lo lắng thì nghe còn có lý.
Ta nói: Không ăn thì đói. Đó là sự lý đúng.
Nếu ta đảo lại : Người nào đói thì người ấy nhịn ăn. Cũng đúng.
Hễ là người thì ai cũng chết. Cũng đúng.
Nhưng đảo lại : Cái gì chết đều là người. Mệnh đề này sai vì loài vật, thực vật cũng chết chứ không riêng gì con người.
Vậy một sự lý đúng thì sẽ có mệnh đề đảo cũng đúng. Nhưng không phải có sự lí đúng thì mệnh đề đảo cũng đúng.