Hướng NộiGiao Tiếp

Phương pháp bắt chuyện cho người hướng nội

Nếu bạn là người hướng nội thì tại sao bạn lại phải dành thời gian để tham gia ở những hội, nhóm và các sự kiện khiến bạn cảm thấy không vui vẻ? Thay vì bạn cứ phải tìm ra câu trả lời cho những người hỏi bạn câu hỏi “Tại sao em ít nói thế” của những người khác, thì bạn nên tìm đến những hội, nhóm khiến bạn có cảm tình và muốn được tương tác, giao tiếp với họ có lẽ tốt hơn nhiều.

Tuy nhiên cũng có những lúc bạn sẽ phải ở với những người hoặc hội, nhóm mà bạn không có quyền được chọn lựa với các tình huống, công việc hoặc sự kiện xã hội,.. .Nếu vậy ở những trường hợp này, đôi khi bạn cũng chỉ cần xuất hiện một cách  nhẹ nhàng và cố gắng tham gia vào những nhóm nói chuyện nhỏ. Nếu có ai đó hỏi bạn câu “Vì sao bạn ít nói thế”, bạn nên tỏ ra thật tự nhiên và không tỏ ra mình đang có thái độ phòng thủ trước người hỏi. Một câu trả lời ngắn đầy đơn giản như “Tôi đang lắng nghe mọi người nói và tôi cũng đang suy nghĩ!”, hoặc “Đôi khi tôi chỉ muốn lắng nghe những gì mọi người nói và chưa biết nói gì vào lúc này”.

Biện pháp để khắc phục sự  hiểu lầm

Nếu bạn có quyền được chọn lựa nơi để bạn tương tác và thoải mái thì quá tốt, nhưng với trường hợp bạn không có quyền được chọn lựa thì sao? Chính lúc này là cơ hội để chính bạn thực tập và vượt qua những trở ngại trong giao tiếp. Bạn không nên trốn tránh, bạn chỉ trốn tránh được vài lần chứ không trốn tránh nổi cả đời.

Nhiều bạn hướng nội chưa nhận ra rằng cách học nói chuyện giao tiếp là điều không phải quá khó khăn và ai cũng có thể học được. Phương pháp này bao gồm 4 bước : mở đầu, duy trì, chuyển đổi và gần gũi.

1. Mở đầu

“Hãy luôn sẵn sàng” là câu khẩu hiệu khá nổi tiếng của những nhóm hướng đạo sinh mà mọi người vẫn hay xem các bộ phim Mỹ vẫn được phát sóng trên truyền hình và nó rất tốt cho bạn ở những buổi giao lưu gặp gỡ trò chuyện mà bạn vẫn hay tham dự. Trước khi dự cuộc họp, buổi tiệc hay những tham gia nhóm hội hè nào đó, bạn nên đọc báo hoặc tạp chí, xem một bộ phim yêu thích hoặc lắng nghe bản nhạc đầy cảm xúc bất tận. Qúa trình warm-up này sẽ khiến cơ thể của bạn được bổ sung thêm nguồn năng lượng mới. Xem lại chủ đề về văn hóa, chính trị, xã hội, kèm theo đó không quên chuẩn bị lời bình luận, nhận xét, quan điểm cùng các câu hỏi thắc mắc nếu có thì càng tốt. Nếu bạn đang muốn tham gia bàn luận một chủ đề đang còn dang dở trước đó thì tốt nhất bạn phải biết rõ nó là gì, đồng thời tìm hiểu những đề mục có liên quan để dễ dàng đặt ra câu hỏi. Không nên tham gia nhóm khi bạn không biết là gì và “bẻ hướng” chủ đề đang thảo luận.

Ảnh : Wiki How

Mở đầu cũng có nghĩa không giới hạn, các câu hỏi chung chung cũng có tính chất kéo người khác tham gia vào sự tương tác với mình. Vậy nên hãy suy nghĩ và viết ra vài dòng bạn có thể nói về bản thân mình hoặc bất kỳ thứ gì đó liên quan đến bữa tiệc/ hội họp đang diễn ra. Giống những món trang trí trên bàn ăn, các dòng bạn vừa viết ra lại là nhân tố kích thích sự thèm ăn đấy. Thông thường chúng sẽ giúp cho cuộc hội thoại diễn ra suôn sẻ hơn. Thực hành điều này trước gương hoặc với người bạn thân của mình. Sau đây là vài ví dụ :

  • Xin chào, mình tên là An. Xin phép được hỏi bạn, ai là người chủ của buổi tiệc hôm nay ấy nhỉ ?
  • Chào bạn, mình rất thích giai điệu của bài nhạc đang vang lên. Không biết là, bạn có chút thông tin gì về bài nhạc đó không ạ ?
  • Xin chào, tôi tên là Minh. Người đứng đằng kia là anh Việt, sếp của tôi. Ngôi nhà này thực sự rất đẹp đấy chứ ?
  • Món ăn có vẻ ngon nhỉ ?
  • Tôi thích quang cảnh này, thật dịu êm.

2. Duy trì
Hãy học một số cách nhận xét để giúp cho cuộc hội thoại có thể diễn ra bình thường, duy trì nó bằng một số câu hỏi “mồi chài”. Sự duy trì này cần có một vài thủ thuật nho nhỏ về cách đưa ra quan điểm và lời nhận xét. Gỉa sử nếu chủ đề có liên quan đến phim ảnh thì sau đây là vài câu hỏi tham khảo :

  • Bạn xem phim đó chưa ?
  • Nội dung phim nói về gì ?
  • Bạn thích gì trong bộ phim ?
  • Bạn có hiểu gì về thông điệp truyền tải không ?
  • Bạn thích cảnh quay nào nhất ?
  • Mình đang tự hỏi vì sao nó lại trở nên nổi tiếng vậy nhỉ, bạn có nhận xét gì không?

3. Chuyển đổi

Người hướng nội thường cảm thấy không thoải mái khi trong tình trạng thân mật với ai đó ở hoàn cảnh này. Một cuộc hội thoại nếu bắt đầu mà đã có sự gượng ép, khô cứng hay mang nặng tính chất cá nhân thì họ dễ rơi vào trạng thái khó chịu và ngao ngán. Cần phải nhớ rằng bạn luôn học cách tự kiểm soát chính bản thân mình. Hãy khôn khéo sử dụng các câu hỏi có liên quan đến câu nói vừa rồi của đối phương và đi thẳng vào vấn đề, tránh vòng vo nêu ra những câu nói không mấy liên quan.

  • Bạn nói bạn là cô giáo trường cấp 3 abcdxyz ? Bạn chủ nhiệm lớp nào thế ?
  • Khi bạn nói đã từng đến Đà Lạt, mình cũng đang tự hỏi là bạn đã đi đến những đâu ?
  • Hình như bạn vừa nói mình có cậu con trai? Cu cậu năm nay bao nhiêu tuổi rồi ?

 

Những khoảnh khắc không lấy làm gì dễ chịu lại là cơ hội tốt để thúc đẩy cuộc hội thoại diễn ra tốt hơn. Nếu buổi trò chuyện diễn ra không chỉ gượng ép mà còn khô cứng thì đừng cố gắng tỏ ra mình sẽ làm được. Nếu bạn đang nhận ra rằng người đối diện đặt quá nhiều câu hỏi riêng tư và hơi có chút ồn ào thì bạn nên dừng lại và không tiếp tục trò chuyện cùng họ. Trường hợp khác bạn hoặc đối phương đang có mong muốn được nghỉ ngơi thư giãn thì hãy cứ tự nhiên. Bạn có thể sử dụng phương pháp này ở phần gần gũi ngay sau đây.

4. Gần gũi

Các nhà nghiên cứu xã hội học đã chỉ ra rằng một nhóm người có thể tụ tập nói chuyện với nhau kéo dài trung bình từ 5 phút đến 20 phút hay thậm chí 30 phút. Do vậy đừng bực mình hay tỏ ra cáu giận nếu người khác ngừng trò chuyện ở nhóm này rồi sang nói chuyện ở nhóm khác. Có thể khôn khéo hơn khi thay đổi như vậy bằng câu nói “Mình đang cảm thấy vui khi nói chuyện cùng mọi người và thật là chán khi phải tạm rời khỏi đây, nhưng mình thấy cậu bạn cũ lâu năm ở đầu kia nên mình qua đó một lúc. Lát mình quay lại sau nhé”. Bạn có thể tạm thời tách khỏi đám đông nếu thực sự muốn nói chuyện với người phía bên kia. Nếu muốn, bạn có thể xin số điện thoại trước khi sang chỗ khác “Hôm nay vui nhỉ, chắc hẹn bạn bữa café. Nếu không phiền thì bọn mình trao đổi số liên lạc nghe?“.

Khi thực sự muốn rời khỏi cuộc nói chuyện dù chỉ 1-1 hay nhóm bạn bè, cũng đừng quên nói lời gì đó như một lời chào tạm biệt. Đừng cư xử như thoắt ẩn thoắt hiện. Cách lời chào tạm biệt đòi hỏi cũng phải rất tinh tế và nhẹ nhảng. Các dòng gợi ý dưới đây cũng có thể giúp bạn thực hiện điều đó và tự sáng tạo cho bản thân mình nếu thích. Sau đó bạn cần nghiền ngẫm và thực hành. Lưu ý thêm rằng bạn chớ nên để bụng nếu ai đó cũng sử dụng câu nói ấy.

  • Xin lỗi. Tôi cần lấy thêm đồ uống.
  • Buổi nói chuyện rất hay nhưng tôi cần có vài chuyện cần phải hỏi cậu bạn đồng nghiệp của tôi ở đằng xa, chắc phải qua đó gửi lời chào trước.
  • Xin lổi. Mình có cuộc điện thoại. Lát mình quay lại
  • Lúc này trong người tôi không được khỏe cho lắm. Có lẽ tôi sẽ nói chuyện cùng mọi người sau vậy.
  • Có nhà vệ sinh nào gần đây không nhỉ. Xin cảm ơn.

Nếu bản thân bạn là người không thích nói chuyện dông dài, bạn cũng chỉ cần vài lời khá ngắn gọn nhưng cũng rất ngọt ngào rồi nhường lại không gian cho người khác.

  • Rất vui khi được nói chuyện với bạn.
  • Tôi thích cách nói chuyện đầy ngẫu hứng này.
  • Chúc buổi tối vui vẻ.
  • Chúc ngủ ngon, hẹn gặp lại.

Như vậy, bạn là người hướng nội và bạn ít nói thì không có vấn đề gì cả. Dù cho bạn nói nhiều ở trong những tình huống cố định mà lại ít nói ở trong những trường hợp đặc biệt thì cũng không là gì hết. Nhưng trên hết, nếu bạn có quyền được chọn lựa các hoàn cảnh khiến bạn dễ tương tác với mọi người thì quá tốt; ngược lại khi bạn bị bắt buộc phải ở trong những hoàn cảnh không mong muốn thì bạn cũng nên dành thế chủ động thay vì rơi vào thế bị động khi ai đó hỏi “Tại sao em ít nói thế?”. Không phải ai cũng hiểu được lý do vì sao bạn lại ít nói và không phải ai cũng hiểu được lý do tại sao bạn lại có những hành động khác lạ so với những người khác trong nhóm. Bạn là người hướng nội và cũng không cần phải tỏ ra mình khác biệt để gây sự chú ý , hãy cứ là chính mình nhưng mà cũng đừng quên trong các hoàn cảnh khác nhau thì bạn cũng phải biết cách hành xử thật khéo léo mà thầm lặng để cho không còn bị gán mác “Tại em lại ít nói thế?”.

Theo : Small Talk, page 175, Seven Guerrila Socializing Tactics

Loading

Huy Đức

Tư vấn giao tiếp, công việc, hướng nghiệp, công việc và mối quan hệ cho người hướng nội. Email: info@bloghuongnoi.com Phone 0977.201.561 Skype : shinwa0204

Related Articles

Trả lời

Back to top button