
Trong lĩnh vực kinh doanh, chúng ta đã nghe đến và đọc nhiều bài báo khi mà những đức tính thể hiện thành công đó gắn liền với tính cách người hướng ngoại. Thực tế mà nói, các đặc điểm này thường biểu hiện qua năng suất làm việc cao và những tiềm năng kinh doanh chính là nhân tố có sự gắn kết mật thiết với nhau.
Nhưng những người hướng nội cũng có những đóng góp của mình. Dù họ hay được gán mác với sự nhút nhát, thích yên tĩnh, hay thụ động hoặc chán ghét xã hội (mặc dù những điều này có thể không đúng với những người hướng nội thực sự). Những thuộc tính tính cách này làm cho những người hướng nội rất giỏi về lập kế hoạch mang tính chiến lượng, có sự tư duy sáng tạo và phương thức giải quyết vấn đề – những kỹ năng là tài sản vô giá cho bất kỳ team nào.
Tất nhiên với tư cách là người lãnh đạo công ty, bạn phải biết làm thế nào để “mở mang” những kỹ năng đó. Và điều đó đòi hỏi sự lãnh đạo và cách tiếp cận tổ chức nhằm mang đến không gian mà không có sự phản đối hoặc chỉ trích bất kỳ một cá nhân hướng nội nào nơi tổ chức. Từ việc giao tiếp xã hội diễn ra trong không gian văn phòng của bạn với sự năng động hoạt bát xuất hiện trong các cuộc họp nhóm, nhà quản lý của bạn có thể ảnh hưởng đến việc giữ chân nhân viên tốt hơn bằng cách áp dụng cách tiếp cận phù hợp với nhân viên hướng nội.
1. Nhận biết người nào là hướng nội tại nơi làm việc
Góc nhìn về người hướng nội không phải lúc nào cũng chỉ có thái cực; họ vẫn có thể có xu hướng là người hướng ngoại nhưng thực chất từ sâu thẳm bên trong lại là người hướng nội. Điều này có thể gây khó khăn cho các nhà quản lý để nhận dạng thành viên của mình khi mỗi người đều có nhu cầu khác nhau nhằm giúp họ thực hiện những gì mong đợi.
Kiểm tra tâm lý là một mấu chốt của việc tuyển dụng và quản lý nhân sự và là một phương pháp đáng tin cậy để xác định mức độ hướng nội và các phương pháp hay nhất cho môi trường có sự cân bằng trong hội, nhóm.
2. Không gian làm việc mở
Trên thế giới vẫn đang tồn tại một xu hướng không gian làm việc chủ yếu mang tính kinh tế nhưng lại ít phù hợp cho người nhân viên trong cách bố trí xây dựng văn phòng. Khi mà không gian kinh doanh thương mại trở nên đắt đỏ hơn và khi các doanh nghiệp phát triển lên thì việc di chuyển đến một tòa nhà lớn hơn có thể không phải là một giải pháp thiết thực. Do đó đi đến sự lựa chọn giúp tận dụng tối đa các không gian làm việc hiện tại: telecommunting và không gian làm việc mở.
Vấn đề là không gian làm việc mở thường không mấy phù hợp cho người hướng nội. Về mặt tính cách, những nhân viên này là những người suy nghĩ đa chiều, sâu sắc và là những người đòi hỏi một nơi yên tĩnh và không bị kích thích bởi nhiều tác nhân và bị gây phiền nhiễu để có được không gian riêng tư tốt nhất. Không gian làm việc mở thường gây cản trở việc tập trung bằng cách loại bỏ không gian riêng; và trong các kiểu môi trường như thế thì tiếng ồn trở thành một vấn đề ngăn cản người hướng nội có thể tập trung để làm việc sao cho hiệu quả.
Trong trường hợp team có sự năng động hoạt bát thì các kiểu văn phòng mở cũng ngăn cản sự phát triển của các mối quan hệ cá nhân thân thiết giữa những người hướng nội và các đồng nghiệp của mình. Họ thường cảm thấy không thoải mái với các cuộc đối thoại được nhiều người xung quanh nghe thấy và người hướng nội hay hạn chế các cuộc trò chuyện cá nhân trong giờ làm việc. Họ không mấy hứng thú tham gia vào những buổi nói chuyện ngắn, thân thiện, những nhân tố có tác dụng trong chuyện tăng cường giao tiếp giữa các đồng nghiệp, bởi vì chúng thiếu đi sự riêng tư và cảm giác an toàn khi có cuộc trò chuyện.
Người hướng nội không mấy được “kiên cường” trong khả năng chịu đựng được các nhân tố gây kích thích quá mức (dễ gây phân tâm và căng thẳng) và họ thích những cuộc giao lưu trực tiếp với những nhóm nhỏ hơn.
Tips: Tạo không gian làm việc mở là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi, nhưng tạo ra không gian có sự riêng tự cho công việc là điều cần thiết cho việc tạo ra và duy trì năng suất. Đảm bảo rằng bạn kết hợp chặt chẽ ở những văn phòng hoặc tổ chức có không gian phù hợp với người hướng nội.
3. Phản hồi trực tiếp
Một phần của bất kỳ cuộc họp nhóm nhỏ hoặc tổ chức nhỏ nào là sự chia sẻ phản hồi và ý tưởng. Những người lên tiếng đầu tiên thường được cho là các thành viên hướng ngoại hoặc cũng có thể là những người cảm thấy thoải mái hơn khi đứng trước đám đông. Người hướng ngoại cũng có khả năng xử lý những lời chỉ trích đến họ trước mặt người khác, điều này làm cho họ hầu như thoải mái khi chia sẻ ý tưởng, nhận xét hoặc vấn đề trong nhóm của mình.
Trong khi đó người hướng nội tầm trung, có thể cảm thấy thất vọng trước tình huống phản hồi của mọi người. Là những người hay suy nghĩ sâu sắc trong team, họ không phải là người có sự ngắn hạn trong ý tưởng hoặc phương pháp gợi ý trong cách giải quyết vấn đề liên quan đến tính sáng tạo. Tuy nhiên, nếu có cơ hội được thực hiện vấn đề này trong một môi trường công cộng, bạn có thể không yêu cầu họ phải chia sẻ quan điểm cá nhân của riêng mình. Không chỉ tổ chức, doanh nghiệp sẽ mất đi giá trị của sự đóng góp của họ, mà họ có thể cảm thấy bị cộ lập và dần dần bị loại khỏi nhóm.
Tips: Người hướng ngoại có khuynh hướng “áp đảo” hầu hết các cuộc họp và mặc dù sự nhiệt tình và đóng góp của họ cũng rất quan trọng, nhưng điều quan trọng không kém là các chuyên gia lãnh đạo cũng nên có cách điều chỉnh nhằm hạn chế tình trạng các thành viên khác cảm thấy quá mệt mỏi.
Vào cuối buổi bất kỳ buổi họp nhỏ hay lớn đi chăng nữa, bạn cần đảm bảo rằng bạn mang đến phương pháp thích hợp cho những người hướng nội trong cách họ đưa phản hồi, nhận xét hoặc ý tưởng của họ bằng ngôn ngữ không lời, mà cụ thể ở đây là viết. Cách thức này có thể rất đơn giản như khuyến khích nhân viên không có cơ hội chia sẻ tại buổi họp như gửi email tóm tắt với các câu hỏi, nhận xét hoặc ý tưởng. Được thoải mái khi cống hiến cho công ty bằng nhiều cách khác nhau và giúp những người hướng nội cảm thấy ít bị “áp đảo” bởi các đồng nghiệp thẳng thắn hơn.
4. Phản hồi tiêu cực
Trong một số nghiên cứu cho thấy người hướng ngoại rất giỏi trong đối đầu những lời chỉ trích trước công chúng tốt hơn nhiều so với người hướng nội. Mặc dù hướng nội không đồng nghĩa với sự nhút nhát hoặc yếu đuối, những người này nhận thấy xuất hiện ở nơi công chúng thường tạo ra cảm giác căng thẳng để ở trong kiểu môi trường liên quan xã hội và nghề nghiệp. Một người hướng ngoại có thể xử lý và đối đầu sự chỉ trích trước các đồng nghiệp khác rất nhanh, trong khi người hướng nội cảm thấy khá căng thẳng khi phải đối mặt với các hành vi xúc phạm cá nhân.
Tips: Đối với các phản hồi quan trọng hoặc trong các cuộc họp đánh giá hiệu suất thì các nhà quản lý nên liên lạc riêng tư với các đồng nghiệp hoặc nhân viên hướng nội bất cứ khi nào. Điều này không chỉ giúp người hướng nội trút bỏ gánh nặng, nhưng nó cũng sẽ cho phép họ cảm thấy an toàn và đảm bảo được chuyện trả lời các câu hỏi được đưa ra.
Các tổ chức, doanh nghiệp nên hiểu rõ cách thức mà cả hai kiểu tính cách này mang lại giá trị to lớn ra sao, và những người cũng nên sẵn sàng tiếp cận các phương pháp lãnh đạo chủ chốt, tùy thuộc vào việc nhân viên là người hướng ngoại hay người hướng nội có thể hiểu được môi trường hài hòa hơn, tăng sự gắn kết của nhân viên,
5. Ngôn ngữ cơ thể và sở thích làm việc
Thật dễ dàng để xác định trong phần lớn các trường hợp cảm nhận của người hướng ngoại trong một số tình huống, ví dụ có thể nhận thấy rằng những người này biểu lộ ngôn ngữ cơ thể biểu hiện và các dấu hiệu thị giác. Tuy nhiên, người hướng nội giới thiệu có thể chứng minh tình huống trong văn phòng mà đôi khi cả quản lý lẫn các thành viên nhóm hướng ngoại hiểu sai.
Ví dụ như một người hướng nội, thì họ có thể cần thêm thời gian để xây dựng một ý tưởng, vì đó là phong cách của họ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hơn 70 phần trăm các cá nhân có trí tuệ hoạt động đa phần là người hướng nội.
Tips: Các bài tập xây dựng đội nhóm và phương pháp đào tạo về tính nhạy cảm cá nhân có thể là những phương pháp có giá trị cao nhằm nâng cao sự nhận thức và xóa tan đi tính khuôn mẫu trong những giả định trước đó. Bằng cách xác định cả người hướng nội lẫn hướng ngoại thì cả hai nhóm tính cách có thể làm việc gắn kết và luôn có sự tôn trọng trong tổ chức của bạn.