
Hãy làm rõ điều này, hướng nội không có nghĩa là nhút nhát. Nhút nhát là nỗi sợ hãi về phán xét xã hội. Loại tính cách mà chúng ta đang đề cập đó là cách xác định và sự giải thích về sự tương tác với các nhân tố gây kích thích như thế. Người hướng ngoại khao khát những nhân tố kích thích xã hội, trong khi người hướng nội lại luôn đạt được trạng thái tốt nhất khi yên tĩnh.
Ảo ảnh hướng nội
Trong xã hội phương Tây, hướng ngoại luôn được chào đón: tính cách đầy nhiệt tình và dễ mến của một người thường khiến cho mọi việc trôi chảy hơn và sự giao tiếp tuyệt vời được đánh giá là một lợi thế không hề nhỏ. Phần lớn xung quanh chúng ta, mọi nhân tố đang diễn ra đều hướng ngoại, ví dụ như bà Clinton và Thatcher, trong số những người khác. Trên thực tế, chúng ta đang sống trong một “hình mẫu hướng ngoại”, người ta thấy rằng 96% các nhà quản lý và giám đốc điều hành có những đặc điểm hướng ngoại vượt trội, số liệu của một nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina.
Đồng thời, những yếu điểm trong tính cách của người hướng ngoại lại là thế mạnh trong tính cách của người hướng nội, nguyên nhân làm cho người hướng nội có vẻ thông minh hơn. Sự hào hứng, thiếu sự tự phê bình & suy nghĩ nội tâm, cách thức họ nói trước khi suy nghĩ là những điểm thường thấy ở người hướng ngoại. Mặt khác, sự yên tĩnh, nghiêm túc, sự tách rời và xem xét mọi thứ một cách cẩn thận, tất cả những thứ vừa đề cập của người hướng nội có vẻ đánh giá họ là những người thông minh hơn.
Ảnh : Quora
Một số nghiên cứu trước đó nhằm để hỗ trợ những giả thuyết của chúng tôi rằng người hướng nội thông minh hơn. Một nghiên cứu của “Trung tâm phát triển năng khiếu” cho thấy khoảng 60% trẻ em trong nghiên cứu có năng khiếu là những người sống hướng nội
Bộ não của người hướng nội & hướng ngoại (*)
Trước hết, bộ não của hướng nội và hướng ngoại có các mức kích hoạt khác nhau. Người hướng ngoại có mức độ kích hoạt thấp hơn, điều đó khiến họ luôn tìm kiếm mức độ kích thích cao hơn để giúp cảm thấy tỉnh táo và thoải mái nhất. Đây là lý do tại sao người hướng ngoại có khuynh hướng luôn hoạt bát. Những gì mạo hiểm dễ khiến họ thêm hưng phấn. Trong khi đó, người hướng nội có lo lắng trước những rủi ro và hay suy tư.
Người ta cho rằng chất xám có trong vỏ não trước trán của người hướng nội có nghĩa là họ thông minh hơn. Nhưng không có bằng chứng khoa học kết luận rõ ràng. Suy nghĩ nhiều hoàn toàn khác với suy nghĩ thông minh.
Một thể loại khác của trí thông minh
Trí thông minh thực sự được biết đến khi được đo đạc bằng những con số cụ thể là điều vô cùng khó khăn. Chỉ số IQ là một phương pháp phổ biến được sử dụng để ước tính trí thông minh gần như chính xác, và báo cáo Trung tâm phát triển năng khiếu được trích dẫn ở trên dựa trên điểm số IQ, nhưng tính hữu dụng của nó vẫn đang là dấu chấm hỏi.
Phương pháp đo đạc trí thông minh theo tính cách cũng không khả thi hơn là bao. Một bài phân tích của Robinson trong năm 1985 (xem trang 309 trong sách International Handbook of Personality and Intelligence) giải thích rằng trong các bài kiểm tra bằng miệng thì người hướng nội làm khá tốt; trong khi người hướng ngoại lại vượt trội hơn trong việc bài kiểm tra bằng văn viết. Bạn sẽ thấy trong cuốn sách chỉ ra rằng các nghiên cứu đang cố gắng đo lường thông tin về trí thông minh của hướng ngoại & hướng nội trong cách tạo ra những kết quả sau cùng.
Trong công việc
Ray Williams, người viết bài cho tạp chí Psychology Today đưa ra giả thuyết rằng, trong kinh doanh thì cả hướng nội và ngoại đạo chỉ làm tốt khi họ có các kỹ năng xã hội để tích lũy trí thông minh của mình – trong vấn đề đó, ít nhất, họ hoàn toàn giống nhau.
Hai kiểu tính cách trên đều có xu hướng ảnh hưởng đến cách họ điều hướng thông qua cuộc sống & làm việc bằng những cách khác nhau (“có khuynh hướng” là cụm từ chính ở đây – mọi người sẽ có tính cách ở giữa hướng nội và hướng ngoại và mức độ sẽ ảnh hưởng đến kết quả).
Những người quản lý hướng ngoại thường tạo ra dấu ấn riêng trong công việc được hoàn thành bởi những người mà họ quản lý, trong khi các nhà lãnh đạo hướng nội cho phép nhân viên của họ tìm phương thức riêng và sử dụng sự sáng tạo cũng theo cách riêng. Đối với điều này và các ví dụ khác về cách hai kiểu tính cách khác nhau ở nơi làm việc ra sao, bạn có thể xem bài nói chuyện của TED của Susan Cain “Sức mạnh của người hướng nội”.
Người phát minh
Một số nhà phát minh hàng đầu thế giới là người hướng nội. Họ được cho là những người thông minh nhất trên thế giới, họ thích ở một mình để tập trung làm việc. Ít các nhân tố gây kích thích xã hội ảnh hưởng đến không gian làm việc.
Ảnh : Internet
Bill Gates, Larry Page (người sáng lập Google), Albert Einstein và Steve Wozniak (người đồng sáng lập Apple Computers) đều là người hướng nội.
Vậy không có nhà phát minh hướng ngoại nào phải không?
Không hẳn. Steve Jobs là một người hướng ngoại điển hình và ông là người bán hàng có khiếu bẩm sinh. Ông cũng là một nhà phát minh có tầm nhìn xa. Nhưng liệu ông ta thực sự được gọi là nhà phát minh? Chính Woznia, người đã phát minh ra chiếc máy tính đầu tiên của Apple, là người hướng nội.
Sự khác biệt trong kỹ năng là cách chúng ta nên nhìn nhận hướng nội và hướng ngoại như thế nào, chứ không phải thông minh hơn hay kém thông minh hơn. Người hướng nội có thể tạo ra những ý tưởng và phát minh mới nhất, tuyệt vời nhất (và tất nhiên không phải tất cả những người hướng nội có thể làm điều đó), và những người hướng ngoại tài năng lại có thể luôn tạo được cách truyền cảm hứng và sự động viên tinh thần to lớn (những người có kỹ năng xã hội tuyệt vời).
Vì vậy, đừng tập trung quá nhiều vào việc nhận xét ai là người thông minh nhất. Chúng ta hãy vui vì sự hài hòa bổ khuyết âm dương của hướng nội, hướng ngoại và hãy xem thế giới sẽ có sự khác lạ nào nếu mỗi người nằm trong hai kiểu tính cách đó.
(*)https://introvertspring.com/are-introvertshan-extroverts/